VIETNAM
NEWS
NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com <http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 21 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Cái Giá Việt
Cộng Phải
Trả Cho Chiếc
Ghế Hội
Ðồng Bảo
An LHQ
Lý Ðại Nguyên
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nói với
các con
Lê Dinh
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Tiến
sỹ Nguyễn
Thanh Giang Kính Báo Về Những
Tài Liệu Bịa
Ðặt Liên Quan Ðến Ông
4- Tin Tức Quốc Nội
- Thư Cảm Tạ Của HT Thích Quảng Ðộ, Viện
trưởng Viện
Hóa Ðạo GHPGVNTN Về Quỹ Cứu
Tế Dân Oan
5- Tạp Chí Á Châu
- Phu Nhân Tổng Thống Mỹ Và Vấn Ðề Nhân Quyền Tại
Miến Ðiện
Minh Dũng
6- Tin Tức Di Trú
- Tình Trạng Nhận
Con Nuôi Ở Việt
Nam Gia Tăng
7- Giới Thiệu Sách Mới
- Nhận Ðịnh
Về Tác Phẩm
ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM
Tiến sĩ Tôn Thất Tuấn
8- Truyện Hay ngoại Quốc
- Ðoạn tuyệt
kiểu Rome
Françoise Sagan
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Cái Giá Việt Cộng Phải Trả Cho Chiếc Ghế Hội Ðồng Bảo An LHQ
Lý Ðại Nguyên
(VNN)
Nhóm cầm đầu Việt cộng đang ráo
riết vận động để Việt Nam được ngồi vào chiếc ghế Hội Viên Không Thường Trực của Hội Ðồng Bảo An LHQ. Với hy vọng tràn trề vì Việt
Nam
là nước duy nhất đại diện cho vùng Á Châu để tranh 1 trong 5 ghế được bầu lại trong
nhiệm kỳ này. Nhất là lời hứa của tổng thống Mỹ, Bush là hỗ trợ cho Việt
Nam
vào HÐBA, nhân cuộc ông viếng thăm Hà nội, dịp dự hội nghị APEC lần thứ 14, năm 2006.
Vì cả thế giới đều đã thấy ảnh hưởng của Mỹ rất mạnh tại Ðại Hội Ðồng LHQ. Qua việc không cho Venezuela, xứ cộng sản trái
mùa của Hugo Chavez, được lọt vào Hội Ðồng Bảo An. Mặc dù Trung Cộng hết mình ủng hộ, nhưng Venezuela cũng chỉ đạt 40 phiếu. Còn Mỹ đã vận động được 80 phiếu chống. Mà trong 192 nước hội viên LHQ thì phải có trên 2/3 phiếu thuận mới được trở thành Hội Viên Không Thường Trực của HÐBA, vậy chỉ cần 65 phiếu chống là hư sự. Hội đồng này gồm 15 thành viên: 5 ghế Thường Trực có quyền phủ quyết là Mỹ, Anh,
Pháp, Nga, Tầu cộng; 10 ghế Không Thường Trực nhiệm kỳ là 2 năm. Mỗi kỳ bầu lại 5 ghế. HÐBA có trách nhiệm gìn giữ hòa bình
thế giới, bảo vệ nhân quyền, ban hành nghị quyết lên án những vi phạm an ninh và nhân quyền, cũng như các nước không tôn trọng những quy luật của LHQ, và đưa những vấn đề quan trọng ra thảo luận, biểu quyết tại Ðại Hội Ðồng LHQ. Chỉ có trong sinh hoạt của HÐBA thì 5 Hội Viên Thường Trực mới được sử dụng lá phiếu phủ quyết, còn ở Ðại Hội Ðồng thì các thành viên lớn nhỏ đều bình đẳng với nhau. Nên nước nào có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, thì nước đó nắm được ưu thế trong các cuộc bầu phiếu tại Ðại Hội Ðồng LHQ.
Trong 2 nhiệm vụ hàng đầu của HÐBA là giữ gìn an ninh và bảo vệ nhân quyền thì Việt cộng lại là một chế độ vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn, trầm trọng hạng nhất. Thật không xứng đáng nhân danh Việt Nam để ngồi vào chiếc ghế Bảo Vệ Nhân Quyền của Thế Giới. Hoa kỳ nắm rõ điều đó, nhưng ông Bush hy vọng rằng, vì đã lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, tạo điều kiện cho Việt Nam được vào WTO, tặng luôn quy chế PNTR - thương mại bình thường vĩnh viễn - cho Việt Nam, và hứa giúp Việt Nam đoạt chiếc ghế thành viên không thường trực tai
HÐBA - LHQ, thì Việtcộng phải tỏ ra biết điều, mà tôn trọng nhân quyền của người dân Việt Nam, chấp nhận tự do tôn
giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn. Tạo điều kiện Dân Chủ Hoá chế độ, để Việt Nam thực sự trở thành một Quốc Gia Tự Do Dân Chủ, đủ sức chủ động đóng góp công sức của thanh niên Việt Nam vào đạo quân Mũ Nồi Xanh của LHQ, qua sự trực tiếp huấn luyện và trang bị kỹ thuật cao của quân lực Mỹ, nhằm hoàn thành ra một binh đội nhà nghề tinh nhuệ, để chống khủng bố, giữ an ninh, bảo vệ hòa bình cho thế giới, khiến cho thanh niên Việt Nam khỏi phải lâm vào
cảnh xuất cảng lao động, nhục nhã, khổ đau, đi làm cu ly cho khắp thế giới như hiện nay.
Hơn ai hết, Trung
cộng thấy rõ chủ trương đó của Mỹ, nên đã làm áp lưc với tụi cầm đầu hèn nhát Việt cộng, nào là diễu võ dương oai, nào là bắn giết ngư dân Việt Nam trên biển, nào là dọa lập sân bay, khu du lịch trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vốn đã ăn cướp của Việt Nam. Ở điểm này cho thấy ảnh hưởng của Trung cộng tại Việt Nam, sau khi Tổng Cục 2, tay sai trực tiếp của Trung cộng bị đè bẹp, Trung cộng đã mất quyền khống chế đàn em Việt công. Nếu Trung cộng còn thực quyền như thời, gọi Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cần, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, sang Bắc Kinh ra lệnh, phải "hiến đất, dâng biển, nộp cá" cho mình, thì việc gì phải dùng hạ sách là đứng bên ngoài dùng vũ lực đe dọa. Nhưng với tâm lý
nô lệ ngoại bang, sợ oai cựu đàn anh, tụi cầm đầu Việt cộng phải ngậm miệng không dám phản kháng, rồi Nông Ðức Mạnh chạy sang Tầu van xin, Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công an đàn áp, bắt bỏ tù những người, những tổ chức ôn hòa đấu tranh đòi Dân Chủ, và xiết cổ truyền thông báo chí, mặc dù báo viết, báo nói, báo hình đều là của đảng. Ðối với Hoa kỳ đây là một trò lật lọng không thể tha thứ. Suýt nữa bị hủy bỏ chuyến đi Mỹ của Nguyễn Minh
Triết. Việt cộng phải cử tới 2 phái đoàn sang năn nỉ, Mỹ mới chịu tiếp Nguyễn Minh Triết. Thế nhưng trước khi đi Mỹ, Triết cũng phải sang Tầu để cam kết một điều gì đó.
Chuyến đi Mỹ của Triết đúng là một cuộc luận tội của Quốc Hội, Chính Quyền, dư luận Mỹ và của Người Việt tỵ nạn, về việc Việt cộng vi phạm nhân quyền. Trong khi tiếp Triết, tòa Bạch Ốc đã đưa ra lời mời Nguyễn Tấn Dũng thăm Mỹ vào tháng 9. Thế mà gần ngày Dũng tới LHQ để đọc diễn văn, xin làm ứng viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An -
LHQ, Mỹ vẫn không nhắc tới lời mời Dũng chính thức viếng nước Mỹ. Ðây, cho thấy những gì mà Triết hứa với ông Bush, Việt cộng đều chưa làm được, nên tổng thống Bush không thể chính thức gặp Dũng trong tư cách quốc khách. Mà chỉ có thể gặp với tư cách riêng. Nghe đâu là cuộc gặp sẽ diễn ra ở trại David. Gặp như thế thì dễ đặt thẳng những điều kiện với Dũng, về những việc Việt Nam phải thực hiện khi được Mỹ ủng hộ để Việt Nam trở thành hội viên của HÐBA - LHQ. Ðây là cung cách của kẻ "đứng bên trong" mà bàn thảo, chứ không phải "đứng bên ngoài" mà hù dọa. Ðây cũng là cơ hội cho Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ hắn có khả năng làm lãnh tụ chính trị để thực hiện những chính sách lớn ở Việt Nam hay không? Nếu không thì cả Dũng lẫn Việt công chắc chắn bị trả giá đích đáng. Vì
trong tay Mỹ hiện nay, đã nắm 3 yếu tố làm cho chế độ Việt cộng lâm nguy. Ðó là: Thị trường tiêu
thụ của Mỹ, vốn đầu tư của Mỹ, tiền của người Việt gởi về nước. Mỹ chỉ cần ra lệnh tạm ngừng hoạt động 1 trong 3 lãnh vực này trong một thời gian,
là đủ làm cho nền kinh tế Việt Nam suy sụp, Việt cộng hoảng vía, dân chúng hoang mang, vật giá tăng vọt, xã hội động loạn, công an ù té chạy, đàn anh Trung cộng cũng chỉ đành dương mắt mà nhìn.
Chính vì Mỹ ở thế thượng phong, nên Bộ Ngoại Giao Mỹ đã không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Mặc dù Việt cộng chỉ mới cho dân tự do tín ngưỡng, giống như những nắm cát rời, chứ không cho tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là phải có giáo hội để tổ chức những tín đồ thành khối. Các giáo hội hiện nay được nhà nước cho sinh hoạt công khai, là phải thống thuộc trong Mặt Trận Tổ Quốc, dưới quyền lãnh đạo của Cộng đảng và phải tuân thủ Pháp Lệnh Tôn Giáo Tín Ngưỡng, mà hồng y Phạm Minh Mẫn gọi đó là quy chế "xin cho". Còn đối với các tôn
giáo dân lập, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý, Giáo Hội Tin Lành Tại Gia thì Việt cộng đàn áp thẳng tay và đe dọa xóa sổ. Tất cả những vấn đề tự do tôn giaó, tự do lập hội, tự do báo chí, và thả tù chính trị, đều là chính sách cấp thời của Mỹ tại Việt Nam, mà
ông tân Ðại Sứ Mỹ ở Hà nội, Michael Michalak đang cầm sẵn trên
tay. Biết khôn, thì Nguyễn Tấn Dũng, và Việt cộng nên thực hiện vấn đề nhân quyền trước khi LHQ biểu quyết cho Việt Nam vào ghế HÐBA. Ðừng sợ, cũng đừng hy vọng gì vào Trung cộng. Hãy dân chủ hoá chế độ, để toàn dân chủ động đưa quốc gia hội nhập với thế giới, thì đỡ khổ thân, đỡ hại dân, đỡ mất nước.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nói với các con
Lê Dinh
Tôi muốn viết những giòng này để giải thích cho con cháu, không biết ông bà cha mẹ mình thuở xưa, tại sao lại đắt díu nhau qua đây, nơi cái xứ lạnh này để sinh sống? Các con, các cháu cũng đâu có biết rằng, trước đây, ba cũng không biết xứ Canada ra sao, chỉ học được qua bài dạy của ông Phạm văn Lược, giáo sư môn sử địa Trung học Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) rằng xứ Canada thuộc châu Mỹ, ở tận miền Bắc Mỹ, về phía Nam giáp ranh với Hoa Kỳ, có 5 cái hồ lớn gọi là Ngũ Hồ, đó là hồ Superior, Michigan, Huron, Erie và Ontario. 5 cái hồ này mượn giòng sông có tên là Saint-Laurent để đổ ra biển Ðại Tây Dương ở phía Ðông. Ba chỉ biết có vậy thôi.
Theo kinh nghiệm trong cuộc sống, chuyện gì mà lúc trước ta không biết, chúng ta sẽ có dịp được biết và biết một cách tường tận. Cũng như trường hợp khi còn trẻ, tình cờ gặp một thiếu nữ đẹp thoáng qua trên đường, ta nhủ thầm, người đâu mà quá đẹp vậy, ước gì mình quen được với cô ta và làm cách nào để làm quen, nhưng rồi mình sẽ có dịp được quen với cô gái đó và có khi trở thành người thân nữa là đằng khác.
Nhắc lại buổi xế chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi nằm vắt vẻo trên chiếc võng được mắc qua hai cây cột trong nhà xe để đọc ngấu nghiến tập sách "Huyền Bí", chiếc radio để cạnh bên mình vang lên những câu đầu của bài hát "Nối vòng tay lớn": "Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay..." Tác giả Trịnh Công Sơn, mặc dù không có đàn phụ họa, vẫn gửi được đến thính giả miền Nam và cả miền Bắc tất cả tấm lòng và tâm hồn của ông ta để hân hoan đón mừng giây phút đầu tiên cuộc chiến thắng mong đợi của người Cộng sản.
Tôi nghĩ, thôi rồi, đã không còn gì nữa rồi. Mất nước là mất tất cả. Nhưng, trước cảnh thiên hạ ùn ùn rời khỏi thành phố - đúng là "chạy như chạy giặc", nhưng oái oăm thay, giặc đây cũng là người VN - tôi vẫn thụ động, nằm im đọc báo. Tại sao ta lại phải chạy trốn? Rồi tôi lại nghĩ thêm. Nếu họ vô thì họ cũng là người VN, trong khi mình chỉ là một công chức quèn, thì có gì đâu mà phải sợ. Rồi họ cũng phải cho guồng máy chính phủ hoạt động trở lại, ai ở đâu làm việc ở đó... cho đến ngày nào mà họ thấy đã đến lúc phải rà soát lại bộ máy chính quyền cũ thì họ bắt từ người cao cấp nhất còn lại cho đến những ai có "nợ máu với nhân dân" (theo tiếng của họ) đem ra tòa án xử tội. Hà cớ gì phải chạy trốn, mà chạy đi đâu, không quen lớn với ai, không có phương tiện, làm sao đây? Thôi đành ở lại xem sao, dù sao họ cũng là máu đỏ da vàng như mình.
Vài hôm sau, tôi đang nằm đọc "Huyền Bí" thì có một em nhỏ ở xóm phía sau nhà tôi (ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Ðịnh), cầm cuốn vở học trò và cây viết chì đến ghi số gà tôi nuôi để lấy trứng, coi còn được bao nhiêu con. Rồi vài ngày sau nữa, em này trở lại, lui cui đếm gà và hỏi tôi tại sao thiếu mất một con gà mái. Tôi bảo nó đã chết toi rồi. Em nhỏ nói nó chết đâu đưa cho coi. Tôi trả lời rằng đã bỏ vào bao nhựa quăng vào xe rác rồi. Sự việc này làm tôi liên tưởng đến những lời đồn đãi rằng, sống dưới chế độ CS, không dám ăn thịt một con gà của mình nuôi, muốn ăn thịt gà, phải phi tang tất cả lông và xương gà, vì vậy ăn thịt gà cũng phải ăn lén lút ban hôm ban đêm, kẻo hàng xóm biết được mình ăn thịt gà, họ đi tố cáo với phường khóm thì rắc rối. Những lời đồn đãi này cho đến hôm nay tôi mới biết không phải là lời đồn nữa mà là sự thật. Trước đây, vì là người Nam, tôi cứ tưởng đó là những lời tuyên truyền để tố Cộng vậy thôi, chứ đâu đến đổi như vậy.
Một tuần sau ngày gọi là "giải phóng" này, tôi ra bến xe đò để về Gò Công thăm ba má và các em tôi, nhưng trước khi đi, tôi không quên đến phường xin một tờ giấy phép di chuyển. Khi tôi đến bến xe ở Chợ lớn lúc 3 giờ rưỡi chiều thì chỉ còn chuyến xe cuối. Khi xe chạy đến Bắc Mỹ Lợi, hành khách xuống xe, lên phà qua phía bên kia
sông là Cầu Nổi, thuộc địa phận Gò Công. Hành khách lần lượt trở lên xe ngồi vào vị trí của mình. Vừa khi xe sắp sửa tiếp tục chạy về Gò Công thì có một chú nhỏ, vai mang súng dài, dài bằng cả chiều cao thân hình của chú, bảo tôi xuống xe vào trụ sở gần đó để nói chuyện. Theo chú nhỏ vào trụ sở, tôi được mời ngồi đối diện với chú trên một chiếc ghế.
- Chú có biết chú được mời vào đây về tội gì không?
- Dạ thưa (tôi ú ớ, không biết gọi cậu ta bằng gì, vì cậu ta có lẻ còn nhỏ hơn tuổi con trai của tôi) dạ thưa... không biết.
- Cách mạng đã thành công rồi mà sao chú còn... kém văn hóa quá.
- Dạ thưa sao ạ?
- Chú có biết rằng cách mạng không bao giờ chấp nhận để tóc dài như chú không, đó là tàn dư của Mỹ Ngụy.
Ðưa tay lên sờ phía sau ót của tôi, trời ơi, tôi có để tóc dài đâu, có du thủ, du thực gì đâu, chẳng qua là vì những biến cố lớn lao xảy đến dồn dập cả tháng nay, tôi không chú ý gì đến việc cắt tóc cho nên tóc tôi có hơi dài phía sau ót. Biết nếu có giải thích cho chú nhỏ này hiểu, cũng vậy thôi, tôi đành im.
- Chú ra kia hớt tóc rồi mới được đi.
- Dạ thưa, ra đâu ạ?
Chú nhỏ hất đầu, làm một cử chỉ hướng về phía trước trụ sở, bên lề đường, bảo tôi ra đó đứng chờ. Vài phút sau, có một ông thợ hớt tóc mang một hộp đồ nghề và một chiếc ghế đẩu, đến hớt tóc tôi cao lên cho hợp với "nếp sống văn hóa mới". Ác nỗi, khi móc túi trả tiền xong, nhìn lại thấy con đường vắng hoe. Vì chuyến xe tôi đi là chuyến chót, xe này đã chạy về Gò Công rồi, không lẻ cả bao nhiêu người ngồi trong xe, ở đó đợi tôi sao? Tôi đành phải đi bộ vào xóm trong, thuê bao một chiếc xe lam để đưa tôi về thành phố Gò Công, báo hại cả nhà tôi hôm ấy, không hiểu sao tôi về quá trễ, lo lắng chắc có chuyện không may gì xảy đến cho tôi.
Tôi cố gắng hòa mình chung sống với những con người mới trong xóm, trong tổ, trong khóm, trong phường, từ việc mỗi tuần đi họp hai lần, ngồi bẹp xuống sàn đình để nghe chú Tư hốt rác và chị Năm bán cá ở trong xóm
phía sau cư xá Thanh
Bình giải thích về đường lối của cách mạng, để nghe những bài dạy đời về cách xử thế của người dân dưới chế độ mới đến việc thi thoảng hân hạnh được nghe các cán bộ cao cấp xuống nói về tình hình chính trị quốc tế như nước "Một Răng" và nước "Một Rắc" (Chữ Iran và chữ Irak mà họ đọc là Một Răng và Một Rắc - vì họ lầm lẫn giữa chữ "I" viết hoa và số Một La Mã) là nước anh em bầu bạn của chúng ta v.v... Rồi còn suốt ngày phải nghe nheo nhéo bên tai, qua chiếc loa được giăng trên cột đèn trước nhà, giọng nói khó chịu của cô xướng ngôn người miền Bắc, nghe những bản nhạc "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng"... ra rả suốt ngày, từ sáng sớm đến giữa đêm khuya. Rồi những vụ đổi tiền - thực ra chỉ là những vụ ăn cướp trắng trợn của nhà nước - gọi là đổi nhưng họ chỉ đưa cho mình một phần nhỏ, còn phần lớn họ giữ lại. Khi nào có việc cần thiết, như ma chay, cưới hỏi, phải làm đơn có lý do chính đáng mới được nhận lại một số ít tiền của chính
mình, tùy theo nhu cầu. Rồi nào là vụ tịch thu và có thể bị đi tù những ai còn giữ những sách báo, băng nhạc, tập nhạc mà họ gọi là văn hóa đồi trụy, báo hại chúng tôi phải thức suốt đêm để đốt hết biết bao là sách vở, bản nhạc in thành tập, được tưng tiu gìn
giữ từ hơn 20 năm qua. Rồi lại nạn đổi tiền thêm lần nữa, đi làm thủy lợi, nghĩa vụ quân sự... Con trai tôi, mới 16 tuổi, cũng hân hạnh được giấy gọi đi làm nghĩa vụ quân sự, mặc dù thông cáo nói 18 tuổi trở lên mới bị kêu đi lính. Báo hại thằng nhỏ phải trốn trong hồ nước cạn trên nóc nhà tắm mỗi khi phường khóm đến khám xét nhà để tìm nó, và tôi phải nói dối rằng nó về quê thăm bà nội đau nặng. Và sau đó tôi giải quyết một lần cho dứt khoát, bằng cách lo lót chính quyền mới ở Gò Công đổi tên và bớt tuổi trong khai sinh nó, cho không
còn dính dáng gì tới tên cũ nữa. Ai có hỏi, vợ chồng tôi nói rằng thằng con trai về quê ở với ông bà nội luôn.
Tính ra, chúng tôi đã sống cho qua ngày tháng với CS được 3 năm. Tôi đã xin từ chức, thôi làm việc ở đài phát thanh từ ngày 1-01-1975, nghĩa là đúng 4 tháng trước khi CS vô, cho nên trong lý lịch, câu hỏi: Nghề gì, tôi khai là buôn bán. Buôn
bán gì: Buôn bán thuốc tây. Mà đó là sự thật, từ ngày thôi việc ở đài Phát thanh, tôi về Gò Công, nhờ một dược sĩ bạn đứng tên để mở một nhà thuốc tây, nhưng chỉ hoạt động được có 4 tháng là phải giao lại cho chính quyền y tế sở tại toàn bộ thuốc men. Trong 3 năm đó, gia đình tôi làm gì để sinh sống? Tôi và đứa con gái đầu lòng đi dạy, kèm trẻ tư gia, con ông cháu cha, con cái của cán bộ cao cấp, cha kèm Pháp văn, con dạy dương cầm, vợ thì làm "hãng kỹ nghệ" sản xuất bịt ni long nước ngọt đông lạnh, mỗi ngày sản xuất... vài chục bịt, để bán cho mấy đứa con nít trong xóm.
Ba năm trôi qua.
Một dịp may đưa đến, có một bà bạn cho biết bà có quen với một ông nọ, nguyên là hiệu trưởng một trường Trung học tư thục ở miền Tây, chán ghét chệ độ mới, tự ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh, ông muốn có người quen, chỗ đáng tin cậy hùn vốn để hoàn tất chiếc tàu. Quá đổi vui mừng, chúng
tôi bán đổ bán tháo tất cả những gì còn lại trong nhà, bao nhiêu tư trang của bà xả cũng đem bán hết để có đủ 15 cây vàng nạp cho ông chủ tàu. Nào ngờ đây là một vố lường gạt của CS. Chúng nó đưa ra một tên cao ráo, đẹp trai, không có dáng dấp của bọn dép râu rừng rú, mạo nhận là hiệu trưởng để dễ lường gạt những người mù mờ, khờ khạo như vợ chồng chúng tôi. Khi vào nhà tù Phan
Ðăng Lưu, hỏi ra mới biết có nhiều người, phần đông là người Việt gốc Hoa, cũng bị lừa để lấy vàng như trường hợp gia đình tôi. Tả hình dáng ông "hiệu trưởng miền Tây" này thì đúng như boong. Thật ra người đó là tên Ba Sơn, cán bộ của sở Công an thành phố, mà những người vượt biên bị bắt, ai ai cũng biết. Ở tù 4 tháng ra, chúng tôi mặc dù không còn một xu dính
túi, cũng tìm cách vượt biên nữa, vì không có cách nào sống chung với CS được. Giờ đây, khi ngồi viết lại những giòng tâm sự này, tôi nghĩ, thà không may chết hết cả gia đình ở dưới lòng biển thì thôi, chứ nếu mà còn ở với CS thì chắc giờ này, mồ mả hai vợ chồng tôi đã phủ rêu xanh,thằng con trai bây giờ chắc xác của nó được vùi lấp đâu đó ở bên Campuchia, còn 2 đứa con gái thì một đứa bán ở chợ trời, đứa nhỏ có lẽ cũng lưu lạc đâu đó bên Ðài Loan hay Ðại Hàn.
Nhưng trời còn thương gia đình chúng tôi. Sau nhiều ngày tháng đạp xe ra công
viên Con Rùa ở đường Duy Tân để thu lượm tin tức cùng với nhiều anh em khác, tôi may mắn được tháp tùng một chiếc ghe đánh cá của một ông chủ ghe có tấm lòng nhân đạo bao la, cùng với tất cả gia đình gồm 5 người, vượt biên mà không tốn tiền. Tôi nghĩ, thôi bây giờ phó thác tính mệnh của 5 người cho trời đất. Chết thì chết một lượt còn nếu sống thì với 10 cánh tay của 5 người, không thể nào chết đói được trong một xứ sở tự do nào đó mà chúng tôi chưa biết. Rồi tôi lại nghĩ, trời đất mênh mông, thế giới bao la, qua đó - một nơi xa xôi nào đó mà mình không biết - chắc gia đình mình sống một mình thôi, không có ai là người Việt như mình, không có đồng bào đồng hương của mình mà chỉ có người bản xứ. Như vậy, tuy buồn thì buồn thật nhưng không rắc rối, yên ổn và an tâm hơn. Nhưng nào ngờ, sau 29 năm lấy nơi này làm chỗ dung thân, cũng chẳng được yên thân, nếu mình có một tâm hồn, một tấm lòng của một con người biết suy nghĩ, biết phân giải điều hay, điều quấy. Vì sao mình liều chết để đi tị nạn, liều chết để đến đây? Có phải vì bọn CS không? Thế mà chúng cũng không để cho mình yên. Nhắc lại thời 1954-1975 cũng vậy. Ðã phân chia ra 2 miền Nam Bắc, anh là CS, anh có phần đất miền Bắc của anh, anh lo chăm sóc dân anh, làm cho nước Xã hội chủ nghĩa phía Bắc của anh hùng cường lên, giàu mạnh lên, còn phần đất miền Nam của chúng tôi, để chúng tôi lo. Nhưng rồi miền Nam nào có được yên đâu? Chúng gian manh, dùng sức mạnh chiếm đoạt luôn miền Nam mầu mỡ để rồi cho đến ngày nay đưa cả nước xuống hố thẳm của sự nghèo đói, trai đem thân đi làm thuê làm mướn xứ người, gái đi làm dâu thiên hạ ở các xứ lân bang, còn riêng đảng cầm quyền thì tha hồ cướp của dân lành để làm của riêng, đè đầu người dân thấp cổ bé miệng xuống tận cùng của chín tầng địa ngục. Nhưng rồi cũng chẳng yên nữa. Chúng còn đưa cánh tay dài lông lá của chúng vươn ra khắp các nước có người tị nạn để tóm thâu thêm tiền bạc. Mình chạy, chúng rượt theo, mình chạy nữa, chúng rượt theo nữa. Ba nghĩ nay mai đây, khi ba mẹ nhắm mắt và xuống âm phủ, cũng vẫn còn phải chạy trốn CS nữa.
Như ba đã tâm sự ở trên, ba tưởng đâu rằng đến một xứ sở xa xôi như Canada này, gia đình mình chỉ sống có một mình ở một thị trấn hẻo lánh nào đó. Ngày ngày, ba mẹ ra đồng cuốc đất trồng rau, trồng cây ăn trái, trồng nho trồng bắp, sống yên ổn, bình dị cho hết kiếp người tị nạn. Có làm thì có ăn. Còn các con, các cháu thì lớn lên có công ăn việc làm xứng đáng, hít thở không khí tự do, tương lai tươi sáng trước mặt. Nhưng cuộc đời không đơn giản như mình nghĩ. Tuy rằng chúng ta có đầy đủ các thứ vật chất linh tinh, nhà xe mọi thứ, cơm nước, bánh mì, bơ sữa dư thừa, nhưng về phía trong tận cùng tâm hồn, các người lớn tuổi như ba mẹ, luôn luôn khắc khoải. Nhìn xem, đồng bào mình, trong đó có thân nhân của gia đình mình, các chú các cô bên nội. các dì các dượng bên ngoại, cùng với con cái, anh chị em chú bác, cô cậu của các con, còn phải sống cuộc đời điêu đứng, bị đè nén, áp bức dưới chế độ dã man của bạo quyền CS.
Một hôm, tình
cờ ba hỏi Ðan Thi (bé gái, cháu ngoại 11 tuổi của chúng tôi) rằng ở trong lớp học có ai nói gì về nước Việt Nam không? Ba rất đổi ngạc nhiên và thật vui mừng khi nghe Ðan Thi trả lời rằng:
- Có, con có biết về nước Việt Nam. Phải Hồ Chí Minh không ông ngoại? Il est méchant".
- Ai nói với con như vậy?
- Cô con nói.
Ðứa con nít 11
tuổi mà nó còn biết nói "Hồ Chí Minh, il est méchant" mà tại sao người lớn - mà là người tị nạn CS nữa - lại đi ca tụng Hồ Chí Minh, vinh danh họ Hồ là thánh nhân, là vua Nghiêu vua
Thuấn. Hỏi những kẻ này không bằng đứa con nít sao? Những người tị nạn mà chạy theo bám đít CS, hỏi họ không có trái tim sao? Ðồng bào mình sống lao đao kiếp người như kiếp cầm thú ở bên nhà, trong khi nhà cầm quyền thì ăn trên ngồi trước, thua cá độ cả triệu dollars, tham nhũng cả bạc tỉ dollars, họ không nhìn thấy sao? Còn đời sống của họ, của gia đình họ ở đây, bộ thiếu thốn lắm sao, mà họ còn phải bợ đít giặc thù để kiếm thêm chút đỉnh nữa. Thật tình ba không hiểu nỗi?
Chuyện của ba bây giờ không phải là chuyện nhà chuyện cửa, chuyện công ăn việc làm nữa bởi vì ba mẹ đã hưu trí rồi, còn các con đã khôn lớn hết rồi, có công ăn việc làm đầy đủ, các cháu đã vào trường, tương lai sáng lạn trước mắt. Nỗi khắc khoải ưu tư của ba là chuyện bất công ở trong nước, chuyện chính quyền đàn áp người dân ở trong nước. Còn ở ngoài nước, ngay tại chính nơi đây, ở đất tị nạn này, là chuyện một số người vô tâm, ích kỷ, không có trái tim, làm ngơ trước sự khổ đau của dân mình, bán rẻ lương tâm để chạy theo giặc thù - những kẻ mà họ đã trốn chạy ngày xưa - hầu kiếm danh vọng hay tiền bạc gì đó mà chúng ta không thể hiểu. May ra, các con, các cháu sẽ hiểu điều này khi ba mẹ đã nhắm mắt. Họ gom góp tiền bạc ở ngoại quốc, đưa về Việt Nam, nói là để giúp đỡ những người khổ đau, bệnh tật, nhưng họ đâu có biết - hay họ biết mà vẫn làm vì đó là chủ trương và mục đích của họ - rằng làm như vậy là củng cố thêm sức mạnh của bạo quyền để tiếp tục đè đầu đè cổ dân mình lâu dài hơn nữa. Và họ cứ tiếp tục làm như vậy, tiếp tục quyên tiền ở hải ngoại đem về nói là giúp đỡ người khốn khó ở trong nước, nhưng cho đến bao giờ? Cả 50 năm nữa hay cả 100 năm nữa, cũng vẫn còn chuyện này nếu vẫn còn bè lũ rừng rú Bắc phương ngồi mãi trên đầu trên cổ người dân. Thấy tội ác mà không tố cáo là đồng lõa với tội ác; biết tội ác mà không chống đối, lại còn yểm trợ, thì không là đồng lõa nữa, mà là... đồng chí của những người gây ra tội ác. Họ có biết sự nghèo khổ, đói kém của dân mình từ đâu mà ra không? Nếu là người tị nạn chân chính, họ phải yểm trợ tiền bạc cho những người dám anh dũng đứng lên đòi hỏi nhân quyền, tranh đấu cho tự do ở trong nước, tiêu diệt cái gốc gây nên sự đau khổ triền miên của dân tộc. Trái lại, họ còn cộng tác với quân phá hại đất nước bằng cách tiếp tay với bạo quyền CS, người thì cộng tác hát hoặc làm MC, kẻ thì bán vé hát cho những buổi đại nhạc hội do văn công CS ra nước ngoài trình diễn. Có những hội đoàn tị nạn còn tuyên bố rằng họ không làm chính trị để đứng bên lề, làm ngơ trước sự đau khổ của dân mình. Vậy sự có mặt của họ trên đất tị nạn này do từ nguyên nhân nào mà ra vậy? Họ có phải là người tị nạn thật sự không? Việc đòi hỏi cơm áo, tự do cho người dân không phải là làm chính trị, nhưng là người, ai cũng có lương tri, có trái tim, biết điều hay lẻ phải, chuyện tốt, chuyện xấu, để tranh đấu cho sự công bằng, không còn mầm mống bất công ở trong nước.
Ngày các con ra đi, đứa lớn nhất được 20 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới 13, các con chưa có sự hiểu biết nhiều về Cộng sản và chính ba đây, ngày vượt biên, dù đã 44 tuổi đời, ba cũng chưa thấu hiểu mấy về Cộng sản. Bây giờ, nếu ai hỏi ba Cộng sản là gì, ba trả lời rằng Cộng sản là đem tất cả những sự gian dối, gian manh, lừa đảo, tàn ác... trên trái đất này cộng lại, đó là Cộng sản. Không phải ba nói để mà nói, nhưng đó là sự thật. Trong phạm vi bài viết ngắn này ba không thể giải thích hết về bài toán cộng ở trên (Gian dối + gian manh + lừa đảo + tàn ác = Cộng sản) để các con hiểu, nhưng từ từ, sống trên mảnh đất tự do này, các con sẽ hiểu thế nào là Cộng sản. Một trong những ca khúc của ba mới viết sau này, bài "Ðừng bỏ quên tôi", trong đó có câu: "Hỏi ai, tôi hỏi ai, tại sao tôi ở đây, tại sao tôi bị giam mãi trong 4 bức tường này? Gia đình tôi đâu, con cháu tôi đâu, nhà cửa tôi đâu, muốn hỏi ai, xin trả lời giùm tôi một câu". Vậy, các con có biết tại sao gia đình mình phải trôi giạt từ phía bên kia địa cầu đến tận phía bên
này địa cầu, bỏ làng mạc, quê hương, bỏ quê cha đất tổ, mồ mả ông bà, bỏ thân nhân ruột thịt để sống trên vùng đất xa lạ này không? Bởi ai vậy? Tại ai vậy? Nếu có câu trả lời rồi thì ba mong các con đừng bao giờ quên lý do tại sao chúng ta ở đây, và nuôi mãi trong lòng ý chí sắt đá của một người tị nạn chân chính, dù các con sống trên sự giàu sang phú quí sau này. Một lời khuyên ba gửi đến các con là các con đừng bao giờ quên mình là người tị nạn Cộng sản.
Các con yêu mến,
Ngày hôm nay 8 tháng 9, ngày sinh nhật của ba. 73 tuổi đời, theo ba cũng là đã "thọ" lắm rồi.
Một phần đời trước đây của ba - kéo dài 20 năm - ba đã sống trong một chế độ biết tôn trọng nhân vị, coi hai chữ "tự do" là quý giá, có phép
làng luật nước, có an ninh luật pháp, tuy rằng
"nhân vô thập toàn" làm sao tránh khỏi những trường hợp cá biệt của một số người trong chính quyền làm buồn lòng dân. Nhưng nếu đem so sánh với chế độ hiện tại ở trong nước, một chế độ mà gia đình mình đã may mắn thoát khỏi, thì là một trời một vực. Chế độ cai trị ngày nay là một tập đoàn, không phải là những người cùng chung một giòng máu Việt của mình, họ chiến đấu để xua đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước, nhưng họ hại dân còn hơn thực dân, họ hô hào "không gì quý hơn độc lập tự do", nhưng ai nói đến hai chữ "tự do" là vào tù. Có ai đời nào mà bè lũ cầm quyền lại đi chiếm đất của dân để làm của riêng, từ trên xuống dưới, lớn tham nhũng theo lớn, nhỏ tham nhũng theo nhỏ. Có chính quyền nào lại đưa đàn ông ra nước ngoài để làm lao công, làm thuê, làm mướn; có chính
quyền nào bán phụ nữ ra nưóc ngoài để làm nô tỳ, làm đỉ điếm chưa? Có chính quyền nào lại cắt đất cắt biển dâng cho nước láng giềng để nước này bảo vệ cho họ được tồn tại, được mãi mãi cai trị và tiếp tục tham nhũng? Vì vậy, gần 30 năm sống ở xứ tự do mà ba cũng không thấy vui. Chỉ vui được một phần khi nhìn thấy các con các cháu có tương lai sáng sủa, sống ra kiếp sống của con người, có tự do, nhân quyền, có luật pháp bảo vệ. Ðiều không vui của ba là dù sống trong sự no cơm ấm áo, nhà cửa yên vui, ba vẫn nhớ đến một quê nhà khốn khó, đói nghèo vì một đảng cầm quyền vô lương, một lũ "buôn dân bán nước" như người ta nói.
Dù cho ba có nhắm mắt bây giờ, ba cũng không ân hận gì cả, ba chỉ buồn là không được nhìn thấy một nước Việt Nam tự do, phú cường như các lân bang, một nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền, có tự do thật sự như các nước tiên tiến. Nhưng nếu mà ba có chết trong khi Cộng sản vẫn còn chễm chệ trên ngôi báu của họ, bằng linh hồn, ba sẽ về VN - vì như các con biết, từ 29 năm qua, ba chưa hề nghĩ đến việc đi VN - bằng linh hồn, ba về để viếng thăm mồ mả ông bà nội, ông bà ngoại, thăm lại nơi chôn nhau cắt rún của ba là làng Vĩnh Hựu êm đềm khi chưa có bóng CS, thăm những người thân thuộc, bà con hàng xóm láng giềng ngày xưa... Sống triền miên trong sự khắc khoải, thà chết cho được yên thân, vì hỏi ai không có một lần chết, đó là điều ba mong ước.
Ba các con.
Ngày sinh nhật 73 tuổi
8-09-2007
Lê Dinh
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang Kính Báo Về Những Tài Liệu Bịa Ðặt Liên Quan Ðến Ông
KÍNH BÁO
Vừa qua, nhiều người nhận được hai bài viết:
1- Nỗi niềm Dân chủ cho Việt Nam
2- Phóng viên Dân chủ Sao Băng phỏng vấn tiến sỹ Nguyễn Thanh
Giang
Tôi xin kính báo như sau:
1 - Bài phỏng vấn của Sao Băng do ông
Nguyễn Nhân Trung gửi đi là một tài liệu bịa đặt hoàn toàn. Ở đấy không có một nửa câu nào của tôi cả. Hôm qua có người còn cho tôi biết, hồi ông Hoàng Minh Chính đi Mỹ về cũng từng có
loan truyền một bài phỏng vấn của Sao Băng với Nguyễn Thanh Giang. Nếu có thì đấy cũng là hoàn toàn bịa đặt.
2- Tôi chưa có điều kiện thảo luận về những ý kiến ông
Nguyễn Nhân Trung nêu trong bài "Nỗi niềm dân chủ cho Việt
Nam", tuy nhiên, về câu kết của ông Nguyễn Nhân Trung: "Hy vọng tiến sỹ Nguyễn Thanh
Giang sẽ là một 'Thủ lĩnh' đích thực của PTDC, đưa phong trào dân chủ Việt Nam đạt những thành quả tốt đẹp trong tương lai", tôi xin phát biểu như sau:
Tôi rất muốn được đánh giá cao, được khen ngợi là người chịu khó học, chịu khó đọc (cả đời), lại ngoan cường, dám nghĩ, dám nói những ý kiến đúng đắn, sáng suốt nên đã đóng góp được phần đáng kể cho công cuộc dân chủ hóa đất nước Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay,
tôi không còn dám nghĩ rằng mình có thể đảm lãnh bất cứ trách nhiệm nào ở cương vị lãnh đạo, chứ đừng nói gì đến vai trò "Thủ lĩnh". Cách đây hơn chục năm, có lúc tôi từng vững tin rằng nếu tôi nắm được quyễn lãnh đạo, tôi có thể đưa đất nước vượt thoát khỏi những đường lối, chủ trương sai lầm trong đối nội cũng như đối ngoại để tiến nhanh hơn tới giầu mạnh, tự do, hạnh phúc. Nay thì đã "Vận khứ, anh hùng ẩm hận đa"! Tôi đã ngoại bẩy mươi rồi. Cầu Trời khấn Phật sao cho tôi còn sức khỏe, còn
minh mẫn dài dài để tiếp tục bầy tỏ ý kiến một cách sáng suốt để được khen ngợi như trên đã trần tình.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng nếu có Dân
chủ thì mọi người, kể cả đang trong bộ máy cầm quyền lẫn quần chúng trong và ngoài Ðảng đều dám tự bộc lộ tài năng hơn hẳn chúng
tôi về mọi phương diện: nói, viết, tổ chức thực tiễn... Từ đấy nhân dân tha hồ chọn lựa được những người xứng đáng trẻ hơn chúng tôi ít nhất vài chục tuổi.
Vì quá ngợp trước thực tế phức tạp và phũ phàng, tuổi lại đã già, tôi mong đừng ai gọi tôi là chiến sỹ hay nhà nọ nhà kia, cũng không nên khen chê chung chung con người Nguyễn Thanh Giang mà chỉ xin được quý vị bớt chút thời giờ tham khảo những ý kiến phát biểu, bàn luận của tôi và có lời bàn bạc về những gì sai đúng trong những ý kiến ấy.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội ngày 20 tháng 9 năm 2007
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 - Tập thể Ðiạ Vật lý Máy
bay
Trung Văn - Từ Liêm -
Hà Nội
Ðiện thoại: 5
534370
* Ðính kèm Bài phỏng vấn tưởng tượng do Nguyễn Nhân Trung gửi đi:
PHONG VAN TIEN SY NGUYEN THANH GIANG
cua PV DC Sao Bang.
Nhìn về tình hình dân chủ trong những năm gần đây nói
chung
và nhất là thực trạng của Phong trào dân chủ của năm 2007
nói riêng. Phong trào có những diến biến "phức tạp" như những "cơn bão" của những năm qua. Mời quý vị thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa Tiến sỹ Thanh
Giang "một trong những người có thể xem là lão thành dân chủ quốc nội" với phóng
viên dân chủ Sao Băng, ngày 04/9/2007
PV Sao Băng: Xin chào tiến sỹ Thanh
Giang, trước hết xin gửi lời chúc sức khoẻ tới tiến sỹ khoẻ cùng gia đình và mong tiến sỹ cho biết một số thông
tin, đánh giá về tình hình dân chủ trong nước hiện nay.?.
Tiến sỹ Thanh Giang: Xin chào chị Sao Băng, chào
tất cả quý vị thánh giả và tất cả những ai yêu dân chủ. Cảm ơn chị Sao Băng đã dành cho tôi buổi trao đổi này, nhưng mong rằng trong buổi trao đổi này chị Sao Băng hãy gọi tôi là ông Thanh Giang được rồi, tôi
không phải tự khoe khoang mình, nhưng có rất nhiều người biết đến tôi, không cần phải nêu học hàm học vị Tiến sỹ làm gì, vì nếu không lại có người "văn hay chữ tốt" ganh tỵ.
PV Sao Băng: Vâng thưa Tiến sỹ, tôi hiểu những trăn trở và những gì khó
nói của Tiến sỹ về tình hình những vẫn đề trong lòng PTDC. Nhưng "vàng thiệt" đâu sợ "đồng thau" đúng vậy không Tiến sỹ?
Tiến sỹ Thanh Giang: "cười"... Tôi chỉ muốn nói, cái gì công sức của anh em xây dựng nên thì cố gắng bảo vệ, kẻo không có kẻ ghen ăn, tức ở đạp đổ mất thì đau lòng lắm. Khi bài viết của họ không được đăng trên các Diễn đàn hay các Tập San thì đổ lỗi cho Ban Biên Tập, lên án cả anh Nguyễn Gia Kiểng, chửu đổng tùm lum, thật là "dò sông dò biển dẽ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người". Nhưng thôi, người quân tử không thèm lấy thước đo lòng kẻ tiểu nhân, hãy để cho anh em tự đánh giá.
PV Sao Băng: Vâng, trở lại tình
hình dân chủ những năm gần đây, Tiến sỹ có thể cho một vài đánh giá, nhận xét để mọi người có thể nhìn nhận rõ hơn?
Tiến sỹ Thanh Giang: Nhìn về tình hình dân chủ, không thể nói một vài lời hay một vài năm gần đây là đủ được. Thực tế của cuộc đấu tranh dân chủ đã trải qua hơn 30 năm, từ yêu cầu cởi trói trong văn học (cụ Trần Ðộ đi đầu) cho tới những yêu cầu về cải cách kinh tế, đến khoán 10 (Nguyên Ngọc), xoá bỏ bao cấp. Trước đây, từ đòi quyền sáng tác thơ tự do, đòi được viết, sáng tác, suy nghĩ độc lập đến tự lực tự cường trong sản xuất, cuộc sống. Tất cả điều đó qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, có những thăng trầm của nó, có lúc thăng hoa, có khi bị tê liệt. Tuy nhiên, hiện nay đã được nâng lên thành tầm cao mới.
PV Sao Băng: Thưa Tiến sỹ Thanh
Giang, vậy là không thể nói PTDC tốt hơn hay xấu hơn ngay thức thì được, mà cần có sự đánh giá lại?
Tiến sỹ Thanh Giang: Ðúng vậy, đâu có thể cứ thổi phồng lên, hô khẩu hiệu suông hay dùng "văn hoa lá cành", bẻ cong
ngòi bút, nguỵ tạo cho một thân cây đang héo hon, thân cây mục rỗng cộng với sự thiếu chất khoáng, chất dinh dưỡng trong mùa hè nắng hạn. Chúng ta thấy, nhìn xa hơn một chút, trong quá trình vươn mình đứng giậy, phải kể tên đầu tiên là vụ "Nhân văn giai phẩm" từ những năm 1956. Sự đấu tranh đó có thể xem là đểm mốc của sự đột phá và tiền đề cho các phong trào sau này.
PV Sao Băng: Thưa Tiến sỹ, xin ông
có thể nói đôi điều về phong trào các thời kỳ?
Tiến sỹ Thanh Giang: Như tôi đã nêu ở trên, cuộc đấu tranh dân chủ có từ rất lâu đời, từ Nhân văn giai phẩm, phá rào thơ mới, cải cách ruộng đất... Nhân Văn-Giai Phẩm thực chất là một tiếng nói đòi thay đổi cách lãnh đạo văn nghệ. (Cơ quan ngôn luận của phong trào Nhân văn giai phẩm là một tờ báo văn hóa, xã
hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay. Nó bắt đầu từ năm 1956 và
bị chính thức dập tắt năm 1958. Nhân Văn - Giai Phẩm - tên của hai tờ báo có tuổi thọ ngắn ngủi - được dùng để chỉ phong trào đòi nới rộng tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ, trí thức miền Bắc. Sau 50 năm nhìn lại, Chính quyền đã có cái nhìn mới, cởi mở hơn. Cụ thể là tại buổi họp báo hôm 13/02/2007, Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam đã đọc bốn quyết định trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho bốn người Nhân Văn - Giai Phẩm thập niên 1950 gồm nhà thơ Lê Ðạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm được tặng giải vì các
tác phẩm "có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc".)...
và Phong trào dân chủ nó được phát triển cao
thêm một tầm cao mới đó là từ những năm của cuối thập niên 90. Từ sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Ðông âu, Liên xô, khi Liên xô tiến hành cải cách, đổi mới nhưng không lường hết trước được những tác hại của nó, vận dụng máy móc chủ nghĩa mácxit - lêninnít đó là cải cách triệt để về chính trị nên đã thất bại thảm hại. Tạo nên một hệ thống các nước trong Liên bang xô viết cũ theo đường lối phát triển tư bản và có hàng loạt các nước với các cao trào ly khai, đấu tranh đòi- dành độc lập riêng. Việt Nam lúc này cũng bị ảnh hưởng rất ghê gớm, xuất hiện nhiều luồng tư tưởng và thấy rất rõ là giữa hai luồng tư tưởng "cấp tiến và bảo thủ". Ðây là một điểm mốc cho phát triển tư tưởng dân chủ mạnh nhất, bộc lộ tư tưởng cá nhân, cái tôi trong mỗi người có điều kiện bộc lộ, thời kỳ này đã xuất hiện những Trần Xuân Bách, Trần Ðộ, Bảy trấn, Nguyễn Hộ, Nguyên Ngọc, Dương Thu Hương..., và cũng là dịp làm cho rất nhiều người hoang mang, sợ nhà nước CSVN sụp đổ, lúc đó, có những người có vai trò vị trí trong Ðảng CSVN sợ sẽ bị xu thế mới xử lý, hoặc mang tính cơ hội, tìm kiếm những thế lực hậu thuẫn từ Hải ngoại nên đã trốn ra nước ngoài, hy vọng sẽ quay về lãnh đạo đất nước khi đa nguyên, đa đảng (!).
PV Sao Băng: So với bây giờ, phong
trào dân chủ trước đây có phát triển mạnh và đấu tranh công khai như bây giờ không thưa Tiến sỹ?, Tiến sỹ có suy
nghĩ gì?
Tiến sỹ Thanh Giang: Tuỳ từng thời điểm lịch sử, thời đó với cường độ đấu tranh không mạnh,, không công khai như bây giờ và lúc đó cũng bị hạn chế bởi thông
tin liên
lạc và mối liên hệ với các nước trên thế giới. Lúc đó cũng có lập hội nhóm, tập hợp anh em cùng tư tưởng để đòi quyền lợi cho mình, nhưng lúc này vẫn còn trong phạm vi nhất định, chưa mang tính toàn xã hội. Như các
nhóm, chưa gọi là tổ chức, "Hội thơ mới", cũng có "tập san Nhân văn giai phẩm" và một số tập san của các nhóm ra đời nhưng có sức sống và tiếng nói mạnh nhất là tập san Nhân văn Giai phẩm, tuy rằng sau đó bị "bóp chết". Sau giải phong Miền Nam thì có thêm nhiều hội, nhóm nhưng năm dưới sự kiểm soát của chính quyền, tuy nhiên, vẫn có nhiều anh em vượt ra khỏi tầm kiểm soát như "Hội những người kháng chiến cũ", "Hội cựu sinh viên SG", Báo Người Sài Gòn, Tin
nhà..nhưng cũng đã đi vào dĩ vãng hết cả rồi. Bây giờ, trong nước đã và đang ra đời nhiều tổ chức dân chủ mới với phương
thức hoạt động dân chủ khác nhau. Về tự do báo chí thì cũng có nhiều trang tin dân chủ, nhưng chất lượng còn rất kém, chủ yếu vẫn là trang tin điện tử trên mạng, chưa thể ra được báo viết, đại diện chính với tiếng nói có trọng lượng là Tập san Tổ Quốc của chúng tôi đang mang sứ mệnh cho tiếng nói dân chủ trong nước, là một tờ báo đối lập với báo CS.
PV Sao Băng: Nhận xét như vậy có sợ bị người khác cho mình là khoe khoang và cố tình làm lu mờ đi những tổ chức và tờ báo khác không,
thưa Tiến sỹ?
Tiến sỹ Thanh Giang: Tôi biết, chị rất sợ cho tôi bị mang tiếng này kia, nhưng thực tế chị và bạn bè năm châu đã kiểm chứng. Có rất nhiều tập san, website, báo điện tử ra đời, tôi không đánh giá thấp về nó nhưng thực tế cũng chỉ với cách thức "đánh trống ghi tên". Chất lượng thì
các bạn đều biết, như Tập san Dân
chủ, tiếng nói dân chủ... vẫn bị cầm chừng với Ban cố vấn và ban biên tập thì già nua, số lượng cộng tác viên thì hạn chế và chất lượng bài viết còn rất sơ sài, xào xáo những cái đã có, không có sự đột phá. Do đó, không thu hút được độc giả nên không những có tác dụng phát huy dân chủ mà thậm chí có khi bị ảnh hưởng ngược lại. Có những bài viết chẳng khác nào các bà "hàng tôm hàng cá ngoài chợ"
trao đổi với nhau. Báo Tổ quốc ra đời với đội ngũ trí thức đông đảo, đầy kinh nghiệm và sự phát triển cũng như hoạt động của Báo TQ, tôi không nhắc lại ở đây mà các
bạn hãy xem kỹ lại các kỳ báo đã ra và bài trả lới phỏng vấn của Thanh Giang với Việt Hùng đã đăng tải trên các diễn đàn thì thấy rõ hơn.
PV Sao Băng: Vừa qua
chúng tôi rất lấy làm tiếc trường hợp có các loạt bài viết giữa Tiến sỹ và nhà văn Hoàng Tiến. Nhưng vì sự nghiệp chung, vậy Tiến sỹ có cách nào để hóa giải sự việc trên? Tiến sỹ đã có phương pháp nào để khôi phục và phát triển phong trào dân chủ chung?
Tiến sỹ Thanh Giang: Tôi nghĩ là vô phương, không có cách nào để hoá giải nổi. Do bất lực, đã có lần tôi đề cập đến việc "đấu súng", có nghĩa là một mất, một còn.
Chúng ta đã biết, bản tính "nhà văn" nói chung là vô chính phủ, khi gặp bất bình thì bản tính
này bộc phát mạnh, ăn nói thì "vung xí mẹt", không coi ai ra gì cả. Vậy thì làm
sao mà hoá giải được!?. Như chị đã nói: "Vàng thiệt đâu sợ đồng thau". Dĩ nhiên, Hoàng Tiến chưa thể so sánh với nhà văn Dương Thu Hương được.
Về phương pháp mới thì hiện nay vẫn chủ trương đấu tranh ôn hòa, số anh em "có tuổi" nhìn thấy số anh em
trẻ tuổi "hăng hái" quá sau đó chạy sang
Campuchia mà ngán ngẩm. Nhiều người đánh giá Phong trào dễ rơi vào vũng bùn
nhão nhoẹt của Hà Sỹ Phu mất thôi. Hiện nay, chúng tôi để anh em trẻ có sức khỏe và sáng kiến mới trực tiếp đối thoại, đấu tranh. Hôm trước các anh em dân chủ trẻ đã gặp nhau
(Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Văn Trội, Lê Chí Quang, Lê Quốc Quân...), chứng minh
phong trào dân chủ chưa vượt qua cái thời kỳ "rệu rã, gần như bị tê liệt", điều đó chứng minh những gì tôi nêu ra trong bài viết gửi đến hội nghị (làm Hoàng Tiến cay cú, chửi tùm lum kia) là đúng. Tôi không thèm khoác loác khoe khoang như những kẻ khác lợi dụng Dân chủ để lừa dối bà con Kiều bào cũng như các tổ chức hội đoàn anh em bên ngoài để quyên tiền bỏ túi
riêng. Hiện nay, trong xu thế hóa nên có nhiều thuận lợi cho PTDC trong nước, cộng thêm sự ủng hộ của anh em bên ngoài nên phong trào đang có luồng sinh
khí mới để sống lại và phát triển.
PV Sao Băng: Vâng thưa tiến sỹ, chúng
tôi cũng đang thấy sức sống của phong trào dân chủ, nhưng có một điều làm
chúng tôi hơi buồn là ông Nguyễn Minh Cần đã công khai rút khỏi Ban cố vấn của Báo Tổ quốc, tiến sỹ có thể giải thích không ạ?
Tiến sỹ Thanh Giang: Việc ông Cần rút khỏi Ban cố vấn Báo Tổ quốc, chúng tôi cũng hơi buồn, nhưng đây là vì sự nghiệp chung, không phải tham gia để vì tiền, vì nhuận bút gì cả! Có thể nhiều người ngĩ rằng viết bài cho các báo đài khác được nhuận bút cao, nhiều tiền, nhưng viết cho Tổ Quốc chả có đồng nào?! Tôi nghĩ, ai có sức cống hiến tới đâu thì anh em mừng tới đó, đừng vì vụ lợi cá nhân mà bẻ cong ngòi bút hay mất đi tính chiến đấu. Có thể vì mâu thuẫn giữa tôi và Hoàng Tiến làm cho anh Cần buồn. Tôi biết, anh Cần với anh HT
rất thân nhau, anh Cần luôn nặng về tình cảm cá nhân, rất thương anh HT và anh Cần cũng đã lớn tuổi nên anh xin rút lui thì tôi không níu kéo. Do vậy, sự ra đi của anh Cần cũng dễ hiểu. Hai nữa Báo Tổ quốc, tôi phụ trách vẫn là
chính, anh Nguyễn Gia Kiểng hỗ trợ về mặt kinh tài (trong các bài phát biểu của tôi đã nói rõ
rồi), khi tôi yêu cầu một số anh em Hải ngoại đứng tên vào Ban cố vấn hay Ban Biên tập, chủ yếu là thể hiện sự liên kết giữa anh em trong nước và Hải ngoại, với vai trò "Danh dự" mà thôi. Có thể anh Cần rút khỏi báo TQ
và sẽ ủng hộ Tập san Tự do Dân chủ của HT thì cũng tốt. Ðây cũng có thể nói đó là sự thay đổi não trạng của con người, nhưng tôi cần nhất vẫn là lòng trung thành cùng chí hướng của anh em
và vì nhân dân, chúng ta hoạt động dân chủ Vì Nhân Dân mà.
PV Sao Băng: Theo tiến sỹ, Tập san Tự do Dân
chủ và Báo Tổ Quốc có gì khác nhau?
Tiến sỹ Thanh Giang: Vấn đề này khó đánh giá, để độc giả đánh giá thì chính xác hơn. Tôi chỉ đơn
cử việc đánh giá chất lượng và sự phát triển với số lượng phát hành thì độc giả sẽ biết. Cái nào là Vì Dân chủ, cái nào chỉ sinh ra
cho có (đánh trống ghi tên). Có thể nói, hãy xem cái nội hàm của nó,
không nên xem cái vỏ rỗng bề ngoài.
PV Sao Băng: Thưa Tiến sỹ, tình
hình dân chủ trong nước hiện nay có gì đột biến không và xin tiến sỹ cho biết thêm về thực trạng giải quết khiếu kiện của chính quyền CS đối với bà con khiếu kiện?
Tiến sỹ Thanh Giang: Nhìn chung, tình hình dân chủ trong nước như tôi đã nêu trên, với những người lớn tuổi thì mang nặng tính "công thần, kẻ cả, lão
thành, cho minh là giỏi nhất", số trẻ vẫn chưa có một đường lối nào cụ thể. Những hoạt động và phương pháp thích nghi với tình hình hiện nay vẫn là đối thoại. Nói chung là mang tính chất với phương
pháp đấu tranh ôn hòa, không manh động, không cực đoan bạo lọan đòi lật đổ, mang tiếng như cách thức đấu tranh của Khối 8406, hay nhóm GHPGTN của HT Thích Quảng Ðộ.
Về tình hình khiếu kiện của đông đảo đồng bào miền Tây Nam Bộ đã kéo về Sài Gòn tại Văn Phòng 2 Quốc Hội, số 194 Hoàng Văn Thụ quận Phú Nhuận từ ngày 23 tháng 6 năm 2007, đã bị giải tán. Mới đây, bà con cũng đã kéo đến 110 Võ Thi Sáu Q3 Sài Gòn, nhưng ngày 30/8 vừa qua cũng đã "bị vận động buộc về địa phương".
PV Sao Băng: Trong nước hiện nay đã có những hoạt động gì khác để giúp đỡ bà con, thưa tiến sỹ?
Tiến Sỹ Thanh Giang: Chúng tôi cũng đã nhiều lần yêu cầu các tổ chức và chính quyền CS giải quyết cho bà con khiếu kiện. Ðể cho Chính quyền CS thấy được nỗi thống khổ của nhân dân và loại bỏ những cán bộ chính quyền cấp cơ sở thoái
hoá biến chất, gây ra nỗi thống khổ cho nhân dân. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nghĩ ra hoạt động gì mới để giúp đỡ bà con, tôi cũng đã có tuổi, không thể ra đường "ăn nằm, lê lết vỉa hè" với bà con khiếu kiện được. Ðiều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận lại là: không phải tất cả số người đi khiếu kiện trên là đúng tất cả, có nhiều người đi khiếu kiện đòi lại đất có nguồn gốc trước 1975, có người khiếu kiện vì sự trượt giá đất, có người đi khiếu kiện vì đã sử dụng hết số tiền đền bù trước đây và hiện tại bị thất nghiệp vì
ngoài nghề làm ruộng, làm rẫy họ không có biết làm gì để sinh sống. Một số người khác không loại trừ là tham gia khiếu kiện để phá hoại, thậm chí tạo điều kiện cho chính quyển đàn áp. Thực tế, số bà con khiếu kiện trên không có mục đích chính trị, chỉ liên quan đến việc chính quyền đền bù giải toả về đất đai trong việc quy hoạch ở các địa phương. Tại Việt nam, chiếm khoảng 80% dân số là nông dân, cuộc sống của họ gắn liền với ruộng vườn. Họ khiếu kiện đòi đất để kiếm nơi trồng trọt chăn nuôi, tạo kế sinh
nhai. Một nguyên nhân dẫn tới sự khiếu kiện trên là sự biến động về giá cả của thị trường bất động sản (đất đai là chính) trong thời gian qua khiến số tiền đền bù không đủ khả năng tái định cư cho nhân dân với nghề nghiệp mới.
Vừa qua, có Khối 8406,
lên tiếng ủng hộ Dân Khiếu Kiện, nhưng thực tế chúng tôi cũng không có điều kiện ra tiếp xúc với bà con khiếu kiện. Khối 8406 tan tành khi có những bàn tay lông lá trong nội bộ của Khối 8406
phá hoại, nên còn lại bao nhiêu người đâu, thực tế không có ai trong Khối 8406 giám ra khu vực có bà
con khiếu kiện. Ðỗ Nam Hải chỉ ngồi trong nhà khoác loác, linh mục Phan Văn Lợi thì ở trong
nhà nhận tin qua điện thoại hoặc Internet. Tôi nghĩ việc khối 8406 ra
thông cáo, lên tiếng kêu gọi, ủng hộ này kia thật buồn cười, họ không biết ngượng, buồn thay!!!. Nhóm Giáo Hội Phật giáo thống nhất cũng lợi dụng bà con
khiếu kiện và đưa tiền cho "một vài người" trong số bà con khiếu kiện rồi "yêu cầu" họ phát biểu mang tính chính trị và khoe khoang tổ chức của mình.
Nhưng thực tế, bà con đi khiếu kiện đâu có mang tính chính trị, ít ra thì chưa thấy màu sắc chính
trị. Tại Sài Gòn, do hòa thượng Thích Quảng Ðộ đến 194 Hoàng Văn Thu, để ủy lạo cho bà con, tại Hà Nội, vừa qua cũng có HT Thích Không Tánh cùng 02 Ni sư đi theo phục vụ ra Hà Nội uỷ lạo. Số tiền trên
không phải là của GHPGTN mà của Phật giáo Hải ngoại và bà con kiều bào quyên góp, Ðảng Dân chủ Việt Nam (XXI) cũng vậy, họ lấy 3.000 USD của Ðảng Nhân Dân Hành động ở Mỹ góp vào quý cứu tế dân oan, chứ họ đâu có tiền. Mục đích của Khối 8406, nhóm ông Ðộ, nhóm ông Chính là khuếch trương
thanh thế "dành bà con khiếu kiện" về phía
mình. Tôi nghĩ, không nên bình luận về mục đích ủng hộ không
trong sáng này của Khối 8406 và GHPGTN nữa. Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Phúc Liên cho rằng: Phong trào dân chủ nhân quyền hèn hạ, nhát như thỏ đế, không dám đi uỷ lạo dân oan, muốn kéo dân oan về phía mình. Khối 8406 chỉ ra Thông cáo mà chẳng đấu tranh gì cả, ngay cả việc thăm sức khoẻ của dân oan. Ðó là việc "mượn đầu Dân oan nấu cháo để Khối 8406 húp vậy." Tội nghiệp cho Dân oan nghèo khổ, nằm vật vã lề đường bị đàn áp đau khổ, nay có Khối 8406 mượn đầu nấu cháo để lấy công, lấy tiếng. Quá hèn và lưu manh. (Xin đính kèm bài viết của Tiến sỹ Kinh tế Nguyễn Phúc
Liên để quý vị nghiên cứu)
PV Sao Băng: Thưa Tiến sỹ, Vừa qua, HT
Thích Không Tánh ra Hà Nội ủy lạo, tiến sỹ có gặp được họ không ạ, có cùng nhau đưa ra lộ trình ủng hộ cho bà con khiếu kiện không?
Tiến sỹ Thanh Giang: Vừa qua, HT Thích Không Tánh, ông ở Huế thì biết gì về thực trạng về bà con
khiếu kiện. Hòa thượng ra Hà Nội ủy lạo, theo lệnh của HT Thích Quảng Ðộ, chưa ra đến nơi đã làm rùm beng, những nghe nói có có gặp Nguyễn Khắc Toàn,
nhưng không biết có bàn bạc chuyện gì với nhau không thì tôi không biết và cũng không nghe khắc Toàn
trao đổi lại.
PV Sao Băng: Thưa Tiến sỹ, việc ủy lạo, cứu trợ cho bà
con khiếu kiện là tốt, Tiến sỹ có ý kiến gì về chuyến đi uỷ lạo của Hoà thượng Thích Không Tánh không ạ?
Tiến sỹ Thanh Giang: Tôi thừa nhận, việc cứu trợ nhân dân
bị lũ lụt, thiên
tai, đến bà con khiếu kiện là tốt, nhưng thiếu gì cách cứu trợ, thiếu gì cách chuyển tiền. Những hình thức cứu trợ ở đây không phải vì tình cảm chân thành, cứu khổ cứu nạn mà vì Muốn Nổi Danh, muốn cho mình là nhất, là chí tôn thiên hạ.
Riêng tôi, việc Hòa thượng Thích Không Tánh ra Hà Nội, tôi quyết định không gặp dù có báo trước cho tôi, vì HT Thích Không Tánh không phải đi cùng với các Hòa
Thượng hay các thầy tu mà lại đi Hà Nội mang theo "02 Ni sư phục vụ ổng",
giống như "Vua chúa" ngày xưa đi vi hành có các
"tì nữ theo hầu, phục vụ" vậy. Nếu đi một mình hoặc với các thầy tu thì tôi có thể tiếp hoặc ủng hộ. Nên chuyến đi vừa rồi của Hòa thượng Thích Không Tánh đã làm cái cớ cho báo
chí CS tấn công, không những vạch áo cho người xem lưng, làm mất uy tín của tất cả anh em dân chủ, chưa thoát khỏi cái "Tham- Sân- Sy". Do đó, hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Thích Không Tánh đến Nguyễn Khắc Toàn và
nhiều anh em khác "được"
báo chí CS bêu lên trên mặt báo, cái lợi đâu chưa thấy nhưng làm nhiều anh em khác bị vạ lây và để cho CS lợi dụng tuyên bố của số này là "dân oan, khiếu kiện, đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, vì mục đích chính trị" để chính quyền ra tay giải tán, áp tải dân về địa phương. May thay, chưa có ai bị cho vào tù với điều 88 vì những phát biểu thiếu suy nghĩ trên. Làm cho Nguyễn Khắc Toàn bị đưa
ra tổ dân phố "kiểm điểm", các anh em dân chủ khác thì bị công an
gọi lên tra hỏi về quan hệ với Quảng Ðộ, Không Tánh... Có cần phải khoe
khoang như vậy không, mong rằng, mọi hoạt động dân chủ của mỗi cá nhân và toàn thể anh em phải suy
tính kỹ càng, đừng để bị CS "túm gáy" thì hết đường.
Thời cơ mới phải có chiến lược mới và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Phải đấu tranh loại bớt các con sâu mọt đục khoét tài sản của nhân dân, từ cấp nhỏ nhất là Phường, Xã rồi lên Quận huyện, bảo vệ được mồ hôi "thuế" của nhân dân đóng góp xây dựng đất nước, từ đó sẽ được nhân dân ủng hộ. Ðồng thời, cũng cần đánh giá, kiểm tra kỹ Phong trào dân chủ trong nước, loại bỏ những con sâu "đội lốt dân chủ" để phá hoại. Lúc này, sẽ được nhiều nhân vật cao cấp trong Ðảng CS ủng hộ và thế là bắt đầu một trào lưu mới, chuyển biến từ bên trong và xây dựng nhà nước dân chủ.
PV Sao Băng: Vâng, những gì tiến sỹ nêu ra
thật bổ ích và thú vị, hy vọng trong tình hình mới hiện nay, phong trào dân chủ sẽ phát triển tốt đẹp và có nhiều thành quả. Chúc Tiến sỹ khỏe để có thêm nhiều sáng kiến và đóng góp nhiều hơn nữa cho phong trào dân chủ.
Một lần nữa xin
thay mặt anh em dân chủ cảm ơn Tiến sỹ và chúc cho PTDC thắng lợi.
Tiến sỹ Thanh Giang: Xin cảm ơn chị Sao Băng và anh em đã và đang dấn thân vì sự nghiệp chung, vì dân chủ nhân dân. Có công mài sắt có ngày nên kim./.
=END=
4- Tin Tức Quốc Nội
- Thư Cảm Tạ Của HT Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN Về Quỹ Cứu Tế Dân Oan
GIÁO HộI PH
T GIÁO VIỆT
NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA Ð[1]O
Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15,
Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Phật lịch 2551 - Số:
08/VHÐ/VT
THƯ CẢM T[1] CHƯ LIỆT Vị GỬI TIỀN ỦNG Hộ QŨY CỨU TẾ DÂN OAN
Kính gửi: Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử và Ðồng bào các giới trong và ngoài nước
Kính thưa quí liệt vị,
Tôi vui mừng được biết quí liệt vị đã nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ Qũy Cứu tế Dân Oan của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nên thời gian qua quí liệt vị ở khắp năm châu đã góp sức quyên góp hỗ trợ mong chia sẻ nỗi thống khổ, thiếu thốn của tập thể Dân oan đi khiếu kiện trong nước.
Tôi xin thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ngỏ lời trân trọng cảm ơn. Ða số Dân oan
là nông dân, họ bị tham quan ô lại nơi làng xã cướp mất ruộng vườn, nhà cửa, tài sản, và bị xâm phạm nhân phẩm từ hơn hai mươi năm qua. Dân oan đi khiếu kiện là phản ứng của người nông dân trước các bất công xã hội. Nhưng tiếc thay không được Nhà cầm quyền xử lý công minh. Khiến cho sự bất công
ngày càng chồng chất, biến thành cuộc bùng nổ xã hội làm thương tâm mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.
Phản ứng của kẻ tu hành
như chúng tôi là ra tay cứu trợ, mong bù đắp phần nào sự thiếu thốn hằng ngày của biết bao vạn gia đình người đi khiếu kiện. Ðồng bào ta
nghìn đời vốn biết "vô phúc đáo tụng đình", nhưng đồng thời người dân Việt Nam giữ sẵn trong tâm giải pháp cứu kẻ oan ức trên bước đường cùng, bằng bức cẩm nang mười bốn chữ ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương
nhau cùng
Ðất nước ngửa
nghiêng, ly loạn hơn sáu mươi năm, lòng dân ly tán.
Mừng thay hôm nay được chúng kiến tinh thần "nhiễu điều phủ lấy giá gương" vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người Việt hải ngoại, dù không gian xa cách nghìn trùng và thời gian ly
biệt đã 32 năm tròn, và vẫn thể hiện nơi tấm lòng tương trợ, qua những lần quyên góp, hội họp lo toan hay những đêm thắp nến nguyện cầu.
Cho đến nay, cụ thể chúng
tôi đã tổ chức được ba đợt cứu trợ Dân oan đi khiếu kiện: hôm 13.7 và 17.7 tại Saigon, và hôm 23.8 tại Hà Nội. Tuy bị Nhà cầm quyền cấm đoán và đe dọa sau đợt cứu trợ lần thứ ba, nhưng bằng cách này hay cách khác, chúng tôi đang tìm
phương thức hữu hiệu để tiếp tục công cuộc cứu trợ cho tập thể Dân oan.
Thưa quí liệt vị,
Người Tăng sĩ Phật giáo sống trên đời cốt viên thành hai sự nghiệp: "Trên cầu trí giác, dưới cứu chúng sinh". Tuy hai nhưng vẫn là một ý chí
không tách lìa, như hai bánh xe đưa cỗ xe cứu độ rong ruỗi cõi trần gian. Vì vậy người theo Phật quan niệm "Cứu chúng sinh tức cúng dường chư Phật".
Nên chúng tôi mong mỏi rằng, dù
chúng ta có khác nhau vì chính kiến, vì tôn giáo, vì địa phương, vì giai tầng xã hội, chúng ta vẫn hòa quyện trong nhau nơi tình nghĩa đồng bào để tương trợ, cứu nguy nhau khi tắt lửa tối đèn, khi khốn cùng, nguy biến. Không phát xuất từ mối tình nghĩa đồng bào, đùm bọc, cưu mang nhau, thì nòi giống khó trường tồn, đất nước khó phát huy. Quê hương còn chìm đắm lâu nữa trong cơn tha hóa, loạn tưởng.
Trong những ngày khó khăn, bức bách nơi quê
nhà, mà tôi và chư Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội chúng tôi đang phải chịu đựng, xin quí vị cùng với chúng tôi một phút yên lặng nhớ nghĩ đến những Dân oan khốn cùng, tuyệt vọng, để quyết chí khởi đầu kỷ nguyên sum họp, xây dựng và yêu thương, nhằm xóa tan một thời đại hắc ám, đố kỵ, hãm hại nhau vì những ý tưởng phi dân tộc.
Thay mặt Viện Hóa Ðạo, tôi
xin gửi lời cảm tạ đến chư vị ân nhân trong Danh sách thứ hai sau đây đã gửi tiền ủng hộ Qũy Cứu tế Dân oan:
Tiền nhận được tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon: Hòa thượng Thích Tâm Châu 1000 Mỹ kim.
Tiền nhận được tại Chùa Giác Hoa, Saigon: Cụ Hoàng Minh Chính 3000 Mỹ kim,
Nhóm Thiện nguyện Rạng Ðông (Úc châu) 1000 Úc kim, Ðh. Diệu Nguyên
Hạnh 100 Úc kim, Quý Phật tử chùa Phật Quang 700 Úc kim.
Tiền nhận được tại chùa Liên Trì, Saigon: Ðh. Trần Xuân Mai 160 Euros, Vietnam
Sidney Radio 1000 Úc kim, Phật tử chùa Liên Trì 3850 $VN; Ban Từ thiện chùa
Pháp Hoa và Phật tử ở Nam Úc 6000 Úc kim, Khối 1706 (Úc) 1000 Úc kim.
Tiền nhận được tại chùa Từ Hiếu, Saigon: Hòa thượng Thích Nguyên Trí, chùa Bát Nhã (Hoa Kỳ) 1500 Mỹ kim, Tổng vụ Từ thiện Xã hội
GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc 2500 Úc kim, Anh chị Bửu Tiếu (Hoa kỳ) 50 Mỹ kim, Ông
Hoàng Nam, Ðài Phát thanh 2VN 13.200 Úc kim.
Tiền nhận được tại Cơ sở Quê Mẹ, Paris: Ðài Phát thanh Việt Nam Hải ngoại tại
Oklahoma 1365 $US.
Tiền nhận được thông qua Hòa thượng Thích Hộ Giác, Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, Hoa Kỳ (từ 15.8 đến 31.8): Buu Sieu Chau 100 $US, Nhóm Hạt Nắng
500$US, Trang Nguyên 200$US, Kha Van Le 80$US, Hiep Le 20$US, Mai Nguyen 120$US, Hanh
Dao Danny Tran 100$US, Le Thi Nguyen 20$US, Tung Huynh 100$US, Chinh Nguyen
200$US, Chùa Tam Bảo, TT Thich Tam Quang 500$US, Dam Trang 300$US, Simon Si Luong
200$US, Ms Catherine Nguyen 20$US, Da Nguyen 100$US, Chin Huynh 100$US,
Tran D Dung 200$US, Mr & Mrs Duc Kieu 500$US, Luong Sy 100$US, Doris Nguyen
100$US, David Tran 100$US, Cộng đồng Người Việt Quốc gia, Dallas 100$US, J. Nails 30$US, Van Hien 200$US, Duyet Ha
50$US, PTP 50$US, Ngon Le 100$US, Mong Nguyen 40$US, Toan Thi Tran 30$US, Cuong
Dang Pham Ph. D Thuy Tu P. Pham 200$US, Minh K Nguyen 200$US, Loc Xuan Ho
30$US, Ngo N Nguyen 50$US, Khoa Nguyen 20$US, An Nguyen 100$US, Thuy T Le
50$US, Mr & Mrs Minh & Nguyet Truong 100$US, Phung Nguyen 20$US, Duc
Nguyen 50$US, Lan Anh Ton Nu Tran & Gia Quoc Tran 100$US, Nguyen Thi Nguyet
Nga 600$US, Nu Thi Vu 100$US, Minhanvan Tri Quy Nguyen 30$US, Dung Tri Van
100$US, Luong Vi 10$US, Thao Ho 50$US, AllReal Estate Funding 100$US, Mai Tran
50$US, Gia Dao 50$US, Minh Thi Ho 300$US, Ðài Phát thanh Tiếng Nước tôi 1000$US, Diep Ha 250$US, Tra Thanh Le 100$US, Le Van Thu
100$US, Tam Nguyen 50$US, Lac Tran 20$US, Ol Cott Pham 120$US, Hoang Huu Vu & Lan Thi
Nguyen 100$US, Thuy T Nguyen 400$US, Jiffany L Kieu Family Frust 101$US, Tommy
Tam Phan 200$US, RT Construction Co 100$US, Trung Thien Vo Xoan T Le 20$US, Lu
Luong Trinh & Ngu Ba Trinh 100$US, Thong V Nguyen 300$US, Tu Khanh N Hoang
100$US, Neil Dinh 100$US, Anh Ngoc Ngo 200$US, Ngon Van Tran 100$US, Ty Ngoc
Huynh & Cuc Kim Lam 50$US, Jonny Doan & Thi Nguyen 100$US, Hoa Hong
Nguyen 1000$US, Thanh V. Le 100$US, Minh H Pham & Tuyet C Chuong 50$US,
Khanh Thi Do & Binh Tran 100$US, Phuong Vu Tram & Hang Lam 300$US, Nhi
Thi Tran 100$US, Nga Bach Tran 300$US, Asian American Buddhist Association
500$US, My Trong Nguyen 50$US, Thanh & Lan & Hue 300$US, Phuoc &
Kim Thu 100$US, Le Hoang Le, Minh Phu 50$US, Tuan Huynh 10$US, Nguyen Tu Huy
50$US, Mindy Tran 100$US, Nam Dinh 100$US, Nhat Chinh 20$US, Dai Mai 100$US, My
Ngoc Vu 100$US,Thanh Van Huynh Mai Thi Mai 50$US.
Cùng với lời cám tạ chân
thành, tôi xin cầu chúc quí liệt vị vạn sự cát tường, thân tâm an lạc.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon
ngày 16.9.2007
Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, GHPGVNTN
ấn ký
Sa môn Thích Quảng Ðộ
=END=
5- Tạp Chí Á Châu
- Phu Nhân Tổng Thống Mỹ Và Vấn Ðề Nhân Quyền Tại Miến Ðiện
Minh Dũng
(VNN)
Không phải trong mấy tuần qua tại Miến Ðiện có nhiều cuộc biểu tình đã khiến cho bà
Laura, Ðệ nhất phu nhân Hoa Kỳ (vợ Tổng thống Bush) điện thoại đến cho ông Ban Ki Moon, người Hàn quốc đang giữ chức Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc (LHQ), để yêu cầu LHQ áp lực chính quyền quân phiệt Miến Ðiện phải cải thiện tình trạng nhân
quyền bằng cách trả tự do ngay cho bà Aung San Suu Kyi và nhiều nhà dân
chủ khác của nước này đang bị bắt hay đang bị quản chế tại gia. Tin này được hãng thông tấn AP đánh đi vào ngày 6 tháng 8 vừa qua.
Từ khi lên làm Ðệ nhất phu
nhân Hoa Kỳ, bà Laura hầu như không có những lời phát biểu liên quan đến vấn đề chính trị, chỉ phụ giúp chồng là Tổng thống Bush trong việc tề gia nội trợ, nhưng riêng về vấn đề nhân quyền tại Miến Ðiện thì bà Laura đặc biệt quan tâm vì nơi đó có nhân
vật Aung San Suu Kyi, một phụ nữ đang bị giam cầm, quản thúc vì
dám đứng lên đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.
Chẳng hiểu do nguồn tin ở đâu mà người ta đồn đãi rằng bà Laura điện thoại cho ông Tổng thư ký LHQ trong lúc bà đang làm bánh ở nhà bếp tòa Bạch ốc (While
House). Lẽ đương nhiên phát ngôn viên của bà Laura bác bỏ tin đồn này, nhưng nhờ đó mà người ta mới biết thêm một chuyện là năm 2003 khi xem tin tức thế giới nói về chuyện chính
quyền quân phiệt Miến Ðiện ra lệnh quản thúc bà Aung San Suu Kyi vì hành động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thì Ðệ nhất phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ tỏ lòng kính phục và từ đó bắt đầu quan tâm, coi bà Aung San Suu Kyi như là một biểu tượng của Hy Vọng và ao ước được gặp mặt.
Người phát ngôn viên của Ðệ nhất phu
nhân Tổng thống Hoa Kỳ còn cho biết thêm rằng bà Laura rất thất vọng về thiện chí tôn trọng nhân quyền của Trung quốc và Nga khi hai quốc gia này sử dụng quyền phủ quyết của mình để bác bỏ một Nghị quyết của LHQ đưa ra vào tháng giêng năm nay nhằm lên án tình trạng vi phạm nhân
quyền của chính quyền quân phiệt Miến Ðiện.
Vào tháng 6 năm nay, một số người tị nạn được mời đến White House để gặp gỡ thân mật với phu nhân Tổng thống Bush, trong dịp này bà Laura đã nói rằng nhân quyền là vấn đề quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ, hiện nay vẫn có một số quốc gia viện dẫn nhiều lý do để tiếp tục vi phạm nhân quyền, điều này không thể chấp nhận được, bà Laura còn cho biết là bà đặc biệt quan tâm đến tình trạng nhân quyền tại Miến Ðiện và đang vận động để đòi tự do cho bà Aung San Suu Kyi.
Nhiều bình luận gia nói
rằng những lời phát biểu cũng như hành động của bà Laura đã làm cho các quốc gia vi phạm nhân quyền bực tức, nhất là Miến Ðiện vì nước này bị nêu thẳng tên, nhưng không một quốc gia Tây phương nào, kể cả đảng Dân Chủ Hoa Kỳ phê phán bà Laura là xía vào chuyện chính trị vì đây là vấn đề nhân quyền nên bất kỳ ai cũng có quyền lên tiếng.
Ngoài việc chính sách của Hoa Kỳ là coi
trọng vấn đề nhân quyền và có một người vợ như bà Laura nên Tổng thống Bush không thể nào im lặng đối với các nước xem nhân quyền của người dân như cỏ rác, vì vậy trong hội nghị APEC Sydney vừa qua, ông Bush đã lên tiếng chỉ trích những quốc gia vi phạm nhân quyền ở Á châu ngay trước mặt ông Hồ Cẩm Ðào và ông Nguyễn Minh Triết. Ông Bush còn đề nghị thành lập một Liên Hiệp Dân Chủ Á Châu và ngỏ lời mời các nước trong khối ASEAN đến tham dự hội nghị tại Texas trong năm nay, một hội nghị để thành lập Liên Hiệp Dân Chủ Á Châu. Chắc chắn là những người cầm quyền ở Hà Nội sẽ tìm cách thoái thác không tham dự, vì họ không thể nào đến bàn chuyện dân chủ được khi mà vẫn muốn giữ độc quyền cai trị, hơn nữa cộng đồng người Việt tại Mỹ sẽ không ngồi yên để cho Hà Nội tiếp tục đánh lừa dư luận thế giới thêm nữa.
***
Nhật Vẫn Ổn Ðịnh Chính Trị Sau Việc Thủ Tướng Abe Ðột Ngột Từ Chức
Theo như lịch trình làm việc của Quốc hội Nhật thì 1
giờ chiều ngày thứ tư (12/9/2007), Thủ tướng Abe và một số Bộ trưởng sẽ ra trước Hạ viện trả lời chất vấn về những chính sách mà ông Abe đã đề ra trong
bài diễn thuyết đọc tại lưỡng viện Quốc hội cách đó hai ngày. Cuộc trả lời chất vấn lần này được truyền thông, báo chí và nhiều người chú mục vì nó có những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề tiền hưu trí, chính sách y tế, giáo dục và
chính sách an ninh quốc phòng chống khủng bố của Nhật Bản. Ngoài ra còn xem khả năng đối ứng của nội các mới này như thế nào để lượng định việc chính phủ ông Abe có lấy lại được sự ủng hộ của dư luận hay không, vì nội các trước có nhiều vấn đề làm cho người dân bất mãn nên chính quyền ông Abe đã thua đậm trong cuộc bầu cử bán phần Thượng viện vào tháng 8 vừa qua.
Theo như sự tường thuật của báo chí thì 30 phút trước khi cuộc chất vấn ở Hạ viện bắt đầu, Thủ tướng Abe đã điện thọai cho ông Aso, Tổng thư ký đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ, báo cho biết là mới vừa quyết quyết định từ chức nên không cần phải đến trả lời cuộc chất vấn. Chủ tịch Ủy ban liên lạc Quốc hội của đảng cầm quyền là dân biểu Oshima, là người biết tin này sớm nhất từ miệng của Thủ tướng Abe, có nhiệm vụ phải liên lạc với ông Chủ tịch Hạ viện để thông báo tin này và yêu cầu hủy bỏ buổi chất vấn nội các vào
chiều hôm đó, ngoài ra còn liên lạc với Ðại diện các
chính đảng để đả thông sự việc. Tin tức nóng hổi này đến tai ký giả nên chỉ vài phút sau là tất cả hệ thống truyền thông trên toàn nước Nhật đều cho loan tin tốc báo. Ðội ngũ ký giả, phần lớn rời bỏ Quốc hội, kéo đến vây chặt dinh Thủ tướng để săn tin thì được loan báo cho biết Thủ tướng sẽ có một cuộc họp báo khẩn vào lúc 2 giờ chiều, còn bây giờ có hỏi cũng mất công vì chẳng một quan chức nào dám trả lời đâu. Tuy chưa chính thức, nhưng sự việc đã diễn tiến đến đó thì chuyện ông Abe tuyên bố từ chức chỉ còn tính theo từng phút nên hệ thống truyền thanh, truyền hình trên toàn nước Nhật đã nhanh chóng thay đổi các tiết mục thường lệ bằng một chương trình phóng sự đặc biệt. Ðúng 2 giời chiều, Thủ tướng Abe đã mở cuộc họp báo, bằng một giọng nói nhỏ nhẹ ông Abe cho biết đã quyết định từ chức vì không thể điều hành đất nước thêm được nữa khi mà các đảng đối lập luôn tìm đủ lý do để phản đối chính sách của ông đề ra. Chuyện tiếp tục triển hạn thời gian để Tự vệ đội Nhật thi hành nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho các tàu chiến đồng minh trên biển Ấn Ðộ hầu chống khủng bố cũng bị chống đối. Ðể tránh trường hợp nhiệm vụ này bị gián đoạn, ông đã xin từ chức hầu tạo điều kiện dễ dàng cho vị Thủ tướng mới tiếp tục lãnh đạo công cuộc chống khủng bố. Trong dịp này ông Abe đã nhận trách nhiệm về việc đã chọn một số Bộ trưởng trong nội các cũ có lem nhem về tài chánh nên đã làm mất dần sự ủng hộ của dân chúng.
Nói là lem nhem tài chánh, nhưng không
có nghĩa là các vị Bộ trưởng trong nội các cũ của ông Abe dính dáng đến chuyện tham nhũng hối lộ, họ chỉ khai
gian tiền chi tiêu trong quỹ hoạt động của mình do Quốc hội cung cấp, nhưng như thế cũng không được vì đó là tiền thuế của dân, chứ tham nhũng hối lộ thì cho dù là Thủ tướng cũng phải đi ngồi tù.
Về phía người dân Nhật, có người thì cho việc ông Abe đột nhiên từ chức là chuyện đáng tiếc, muốn ông lãnh đạo đất nước thêm một thời gian nữa, nhưng có người thì bảo rằng cho đến giờ này mới chịu từ chức là quá muộn, đáng lý phải cuốn gói ra đi ngay sau khi thua trong cuộc bầu cử bán phần Thượng viện vừa rồi. Nói chung, người dân Nhật rất bình thản trước sự việc ông Abe xin từ chức, không có gì làm cho họ bất ổn. Chỉ có thị trường chứng khoáng và đồng tiền yen có hơi biến động một chút nhưng vài ngày sau ổn định trở lại ngay.
Người lãnh đạo ở các quốc gia thật sự có tự do dân chủ như Nhật, không chờ đến khi người dân bất mãn mới cuốn gói ra đi, chỉ cần mất dần sự ủng hộ là phải tính chuyện rút lui, bởi thế đất nước của họ mới ổn định chính trị, đưa đến việc phát triển kinh tế. Còn lãnh đạo ở Hà Nội thì dân căm phẫn mượt dân, miễn sao họ còn nắm vững quyền lực trong tay là được, vì vậy đất nước Việt Nam chẳng bao giờ cất cánh được.
=END=
6- Tin Tức Di Trú
- Tình Trạng Nhận Con Nuôi Ở Việt Nam Gia Tăng
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert
Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Vào tháng Ba năm 2007 vừa qua,
khi nữ tài tử xinh đẹp Angelina Jolie và nam tài tử Brad Pitt nhận một em bé
người Việt Nam làm con nuôi, họ đã tạo nên một trong
những sự huyên náo lớn nhất của giới truyền thông Việt Nam. Tuy nhiên,
họ không phải là người duy nhất nhận nuôi trẻ em Việt Nam mặc dù chắc chắn họ là người ngoại quốc nổi tiếng nhất xin con nuôi ở Việt Nam. Với việc nhận con nuôi ngày càng khó khăn ở Trung Quốc và các
nơi khác, nhiều cha mẹ nuôi người Mỹ và Châu Âu đã quay sang Việt Nam. Ðể tìm hiểu thêm việc này, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International xin giới thiệu bài viết của thông
tín viên Matt Steinglass thuộc đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) như sau:
Ông bà Jeff và Cerise Roth, Vinson đến Việt Nam vào cuối tháng Bảy để hoàn thành một giấc mơ mà họ ấp ủ từ lâu. Ðiều mới nhất trong gia đình họ là một cô bé nhỏ người Việt Nam tên Oriana. Cô bé được 6 tháng
rồi. Và khi họ nhận nuôi bé thì bé mới hơn 5 tháng tuổi.
Ông bà Jeff và Cerise là một phần của làn sóng đang lên
cha mẹ người Mỹ xin con nuôi ở Việt Nam. Trong 6 tháng cuối năm 2006, 312 đứa trẻ Việt Nam đã được cha mẹ người Mỹ nhận làm con nuôi.
Trong nửa đầu của năm 2007,
con số này tăng lên đến 418. Nhân viên tòa Ðại sứ Hoa Kỳ dự đoán con số này sẽ còn tăng đến 1.000 vào cuối năm.
Tiến sĩ Jane Aronson, một nhà tư vấn về nhận con
nuôi ở Nữu Ước, nói rằng có một số lý do cho con số các trường hợp nhận con nuôi này tăng lên.
Sự hấp dẫn của Việt Nam, tại thời điểm này và
từ bấy lâu nay, là thủ tục xin con nuôi rất dễ chịu. Thủ tục này thường kéo dài từ 9 đến 12 tháng, và những đứa trẻ được chăm sóc cẩn thận trong những ngôi nhà nhỏ cho trẻ em, và đó là một kinh nghiệm hay cho mọi người. Sự linh hoạt trong thủ tục cho cha mẹ đơn thân nhận con nuôi cũng rất dễ chịu.
Cha mẹ đơn thân thường tìm đến Trung Quốc để nhận con nuôi. Tuy nhiên Trung Quốc ban hành những luật lệ mới không
cho phép cha mẹ đơn thân nhận con nuôi, luật này cũng áp dụng đối với những người bị béo phì và các cặp vợ chồng có tổng cộng hơn 2 lần ly hôn.
Trẻ em Trung Quốc vẫn chiếm con số lớn nhất trong số các trẻ em được người ngoại quốc xin làm con nuôi, tuy nhiên con số này đang giảm xuống. Trong
năm 2005, người Mỹ nhận gần 8000 trẻ em Trung Quốc làm con nuôi. Trong năm 2006, con số này giảm xuống chỉ còn
6500, và thời gian chờ đợi để được nhận em bé là 1 năm rưỡi.
Các nước Châu Á khác, như Nam Hàn,
cũng trở nên khắt khe hơn đối với việc cho người ngoại quốc đến nhận con nuôi. Ở Campuchia, việc cho người ngoại quốc xin con nuôi đã chấm dứt hoàn toàn bởi vì có quá nhiều tay môi giới xin con nuôi làm điều phi pháp, như mua trẻ em từ cha mẹ của chúng.
Tại Việt Nam cũng có
tình trạng bất hợp pháp trong việc xin con nuôi vào những năm cuối của thập niên
90. Giám đốc Văn phòng xin con nuôi liên quốc gia, ông Vũ Ðức Long,
nói trong năm 2003, nhà nước Cộng sản Việt Nam cấm tất cả các trường hợp cho con nuôi đến Mỹ và nhiều nước khác trong khi văn phòng đang sửa đổi thủ tục hành chính.
Trong năm 2003, Việt Nam áp
dụng hệ thống mới và ký một thỏa thuận mới với Hoa Kỳ về vấn đề con nuôi.
Hoa Kỳ có một lịch sử phức tạp liên
quan đến việc xin con nuôi ở Việt Nam. Năm 1975, trong những ngày tàn của cuộc chiến tranh Việt Nam, các tổ chức từ thiện của Mỹ đã sắp xếp Chiến dịch Babylift, một chiến dịch đã đưa hàng ngàn trẻ em đến Mỹ để cho làm con nuôi, nhằm cho các em thoát khỏi mối đe doạ Cộng sản.
Hỏi Ðáp:
- Hỏi: Tôi là một phụ nữ độc thân 30 tuổi muốn bảo lãnh nuôi một đứa cháu ruột 5 tuổi. Cha mẹ cháu đã mất trong một tai nạn xe hơi và hiện cháu đang sống trong một cô nhi viện. Tôi có phải lập gia đình mới có thể nhận cháu làm con nuôi không?
- Ðáp: Ðơn xin con nuôi có thể được nộp bởi một công dân Hoa Kỳ và người hôn phối, hoặc một công dân Hoa Kỳ còn độc thân nhưng ít nhất phải trên 25 tuổi. Vì thế, chị đủ điều kiện như một người mẹ nuôi theo luật Hoa Kỳ nếu chị trên 25 tuổi và là một công dân Mỹ. Thường trú nhân tại Hoa Kỳ không được phép nhận một trẻ nuôi từ nước ngoài.
- Hỏi: Hôn thê của tôi ở Việt Nam đã nhận nuôi cháu gái 10 tuổi. Việc nhận con nuôi thì hợp pháp nhưng đứa trẻ và cha mẹ cháu vẫn còn sống cùng nhà với hôn thê của tôi. Liệu đứa trẻ này có thể đến Hoa Kỳ với hôn thê của tôi không?
- Ðáp: Ðứa trẻ này
không được xem là "mồ côi" theo luật định. Cả hai cha-mẹ vẫn còn sống và nhân viên Lãnh sự sẽ tin rằng việc nhận con
nuôi chỉ với mục đích di dân mà thôi. Vì thế, đứa trẻ này sẽ không được chấp thuận chiếu khán (visa) đến Hoa Kỳ.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng1110AM, 1430AM, 1500AM, và
106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888,
Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email:
info@rmiodp.com.
=END=
7- Giới Thiệu Sách Mới
- Nhận Ðịnh Về Tác Phẩm ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM
Tiến sĩ Tôn Thất Tuấn (London)
Tôi không phải là nhà phê bình văn học nên cảm thấy việc phê
bình sách ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM là
một thử thách tương đối khó khăn. Tuy nhiên, chấp nhận thử thách để có thể góp phần làm phong phú cho một tác phẩm cũng là một điều hay. Do đó tôi đã nhận lời mời của Ban Tổ Chức để đóng góp một số ý kiến góp nhặt suy tư của chính mình, từ khi tác phẩm nầy ra mắt độc giả tại Hoa Kỳ, Úc Châu, Âu Châu và Canada.
Theo các học giả Việt Nam ở hải ngoại thì tác
phẩm ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM là
một tác phẩm biên khảo có tính chất nghiên cứu hàn lâm (academic research), nhưng cũng chuyên
chở các ý niệm thực dụng, và đặc biệt cho môi trường văn hóa chính trị của Việt Nam. Tại sao gọi là thực dụng ? Bởi vì từ khi biến cố Ðông Ấu xảy ra vào cuối thập niên 80 đến đầu thập niên 90 làm sụp đổ các chế độ cộng sản mạnh nhất trên thế giới thì đã có không ít sách vở ngoại ngữ viết về biến cố nầy, nhất là đã có trên
200 tác phẩm viết bằng tiếng Anh. Nhưng tác phẩm tiếng Việt nói về biến cố nầy thì thật là hiếm hoi: cho đến giờ phút nầy mới chỉ có 2 tác phẩm ra đời. Tác phẩm tiếng Việt đầu tiên là sách "Biến Cố Ðông Âu" của tác giả Ðằng Sơn, dày
120 trang ấn hành vào năm 1990, mô tả tóm tắt các sự kiện chính trong suốt thời gian sôi động đưa đến sự cáo chung nhanh chóng các chế độ cộng sản tại các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Rumanie, Bulgarie, Ðông Ðức và Nga
Sô. Tác phẩm tiếng Việt thứ hai là sách ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM của tác giả Lý Thái Hùng ra mắt độc giả vào năm nay - 2007, sau biến cố Ðông Ấu đến 18 năm. Mười tám năm là thời gian đủ cho một thế hệ trưởng thành và đủ dài cho tác giả Lý Thái Hùng chọn lọc các sự thật của lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội để biên khảo thành một tác phẩm đồ sộ hơn 600 trang, vừa là tài liệu nghiên cứu lịch sử vừa là cẩm nang thực dụng cho một biến cố tương tự sẽ xảy ra tại Việt Nam trong một tương lai không xa.
Gọi là đồ sộ bởi vì gần 200 tấm hình biểu tượng tốt cũng như xấu của lịch sử cân đại được in trên hơn 50 trang giấy polymer thượng hang trong sách ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM. Và nếu chúng ta thừa nhận mỗi một tấm hình diễn tả một sự kiện dài bằng 1000 chữ thì quả thật tác phẩm nầy có kích thước gần bằng 3000 trang sách. Ðặc biệt nhất là tấm hình
nhân dân Ðông Ðức giật sập bức tường ô nhục Bá Linh của cộng sản Ðông Ðức và tấm hình đoàn xe tăng Trung Cộng chùn bước trước một thanh niên dũng cảm của biến cố Thiên An Môn. Theo tôi thì tác phẩm nầy còn thiếu một tấm hình rất có ấn tượng, đó là tấm hình tượng Lê-Nin bị giựt sập để chấm dứt cái tên cưỡng đặt Leningrad và trả lại tên nguyên thuỷ Saint Peterburg cho thành phố cổ kính đứng thứ 2 tại nước cộng hòa Nga hiện nay. Cái gọi là thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ không còn bao lâu nữa.
Ðiểm đặc sắc của tác phẩm ÐÔNG ÂU
T[1]I VIỆT NAM là
các ý tưởng đầy tính chất "think-tank" mà tôi tạm dịch là
"ý kiến trên tầm vóc quốc gia", vì Việt Ngữ của chúng ta chưa có từ ngữ kỷ thuật để dịch chữ Think-tank trong tiếng Anh. Thật vậy, xuyên
qua Chương Chín và Chương Mười chúng tôi lượm lặt hơn 25 tiên đoán thời sự theo phương pháp của khoa chính trị học ngày nay và hơn 30 ý kiến về các diễn tiến tình hình thời sự, văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội của Việt Nam trong hiện tại. Từ đó tác giả cũng như người đọc nhìn ra được một số viễn cảnh nhất định sẽ xãy ra đơn độc hoặc tròng tréo lên nhau trong tương lai gần đến. Theo tôi trong số các ý kiến mang
tính chất think-tank trong tác phẩm, các điểm đề nghị cụ thể về khai phóng xã hội, phát triển giáo dục, ổn định kinh tế và xây dựng dân chủ tự do là những đề nghị có giá trị về mặt thực dụng cho quốc gia chúng ta từ nay cho đến hết 10 năm đầu của thời kỳ hậu cộng sản.
Phần tô điểm thêm
cho giá trị hàn lâm của tác phẩm ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM
chính là phần thư tịch (references) rất phong phú gồm trên 150 danh mục sách nghiên cứu và tài liệu tham khảo báo chí tiếng Việt và ngoại ngữ. Chính phần thư tịch tham khảo nầy giúp độc giả tin tưởng vào những nhận định và những giải đáp cho các thử thách tại Việt Nam, sau khi chế độ cộng sản cáo chung. Hơn nữa, một cuốn sách biên khảo lịch sử, chính trị và thời sự như tác phẩm ÐÔNG ÂU
T[1]I VIỆT NAM nếu muốn đạt tiêu chuẩn thực dụng, - nghĩa là đem áp dụng được vào thực tế - thì phải bao gồm ít nhất là 100 thư tịch giá trị. Tác phẩm ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM bao
gồm hơn 150 thư mục tham khảo giá trị nên có thể xem như một tài liệu lịch sử đáng lưu giữ trong các thư viện quốc gia.
"Trông người lại ngẫm đến ta" là một ý tưởng mà tôi tìm thấy bàng bạc khắp nơi trong tác phẩm ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM. Bởi vì cơn bão
Ðông Âu đã quét sạch các chế độ cộng sản bạo tàn trên 8 quốc gia Âu Châu đã hơn 20 năm qua, còn Việt Nam chúng ta thì sao đây ? Vâng, câu trả lời về các tình
huống có thể sẽ xảy ra chẳng những đã nằm sẵn trong tác phẩm, mà còn hiển lộ rầm rộ gần đây tại Việt Nam như những biến cố nền tảng cho một vận hội chấm dứt chế độ vừa Mác-Lê-Mao vừa mafia "tiền và quyền lực". Ảnh hưởng của cơn bão Ðông Âu tuy tiềm tàng suốt 10 năm đầu, nhưng nay đã đủ chín mùi để đồng bào trong nước từng phần nổi dậy làm lung lay tận gốc một chế độ cai trị bạo tàn nhất trong lịch sử 5000 năm qua của Việt Nam. Ðây chính là tư tưởng cốt lõi mà độc giả sẽ tìm thấy trong Chương thứ 10 và cũng là chương chính của tác phẩm.
Sau khi đọc tác phẩm ÐÔNG ÂU
T[1]I VIỆT NAM thật kỹ, chúng
ta sẽ lấy làm thích thú nhận ra là những biến cố đang xảy ra tại Việt Nam từ đầu năm 2005 đến nay thật sự đã xảy ra bằng những hình thức khác nhau tại các nước Liên Xô và Ðông Âu vào thời kỳ từ năm 1986 đến 1991. Tuy vậy, nội dung của các biến cố tại Liên Xô và Ðông Ấu vào thời kỳ đó và nội dung của các hiện tượng vùng dậy của đồng bào Việt Nam trong nước từ vài năm nay thì thật là giống nhau: chống lại áp bức và bất công của chế độ cộng sản và đòi quyền tự do dân chủ cho con người.
Duyệt qua các biến cố trong
sách ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM từ thời điểm của cơn lốc Ðông Âu
cho đến nay, chúng ta còn rút ra được một kết luận là tình
hình Việt Nam diễn tiến theo những biến chuyển mà khoa chính trị học gọi là "the un-intended consequences", xin tạm dịch là
"những hệ quả khó lường trước được". Thực vậy, không ai lường trước được sự sụp đổ nhanh chóng của cộng sản Liên Xô chỉ trong vòng hơn 2 tuần lễ tính từ ngày Tổng Thống Gobachov bị quản thúc và cô lập, cũng như sự sụp đổ nhanh chóng của cộng sản Ðông Ðức trong cùng thời kỳ. Tình hình Việt nam cũng thế, không thể lường trước được hệ quả của những biện pháp đối phó do Việt Cộng tung ra nhằm vô hiệu hóa cao trào nổi dậy cho tự do dân chủ tại Việt Nam hiện nay. Một ví dụ cụ thể nhất trong hiện tại là việc trấn áp Linh mục Nguyễn Văn Lý bằng một phiên toà "đấu tố" đã đem lại một hệ quả chấn động lương tri nhân loại trước đặc tính vô luật lệ và công lý của chế độ. Gần đây nhất, những biện pháp đối phó của đảng Cộng Sản Việt Nam trước cao trào Dân Oan nổi dậy đòi công
lý, đang đưa dần đến những hậu quả mà không ai trong chúng ta lường trước được là nó sẽ gây tác hại và gây náo loạn bên trong đảng Việt Cộng và bên ngoài xã hội đến mức độ lớn lao như thế nào. Bởi vì biện pháp vừa trấn áp Dân Oan nổi dậy, vừa tuyên truyền xám để vu cáo cho những thành phần lãnh đạo cuộc nổi dậy của Dân Oan - vốn xưa kia là đảng viên đảng Việt Cộng - đang gây căm phẫn từ trong ra đến ngoài nước và nhất là gây căm hờn cho một bộ phận rất lớn đảng viên Việt Cộng ở cấp cơ sở.
Sau cùng, chúng tôi xin đóng góp một đề nghị rất nhỏ cho tác phẩm ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM vào
dịp tái bản kỳ sau, đó là việc dành riêng một chương riêng biệt viết về sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô thì tác phẩm sẽ toàn bích hơn. Bởi vì Liên
Xô là nguyên nhân của các chế độ cộng sản trên thế giới, nên không thể tách rời ra khỏi biến cố Ðông Âu, nhất là một "Ðông Âu Tại Việt Nam" thì lại càng
liên hệ sâu xa với cộng sản Liên Xô trước kia và tàn dư của cộng sản Nga Sô ngày nay, dù cho cộng sản Nga Sô
ngày nay đang núp dưới chiêu bài chế độ Putin.
Tóm lại, theo nhận định của chúng tôi, tác phẩm ÐÔNG ÂU T[1]I VIỆT NAM đáp ứng được yêu cầu biên khảo lịch sử, nghiên cứu chính trị hàn lâm và thực dụng cho tình hình đang bấp bênh tại Việt Nam ngày nay. Nhất là các ý niệm cốt lõi cho những giải pháp ổn định kinh tế, xây dựng xã hội, đầu tư giáo dục cho thời kỳ hậu cộng sản, không sớm mà cũng không muộn vậy.
=END=
8- Truyện Hay ngoại Quốc
- Ðoạn tuyệt kiểu Rome
Françoise Sagan
Vũ Ðình Bình dịch
Anh mời nàng đến dự buổi tiệc cocktail, mời lần cuối cùng.
Nàng không biết điều đó. Nàng
không biết rằng giống như Blandine, nàng sắp bị anh đẩy ra cho bầy sư tử - đó là đám bạn bè anh.
Ðúng thế, anh đã quyết định hôm nay sẽ cắt đứt với nàng, một phụ nữ tóc vàng tẻ nhạt, chẳng có gì độc đáo, trái tính trái nết, thêm nữa lại không mấy nồng nàn. Rốt cuộc anh đi đến quyết định này sau khi đã quan hệ với nàng ít nhất hai năm rồi, và không thể nói là nó chín muồi: anh quyết định như thế trong một phút tức giận trên bãi biển, ở Rome. Luigi, thần tượng của những vũ hội hoá trang, sành sỏi về xe hơi, phụ nữ và các
con đường chắc chắn dẫn tới thành công, nhưng lại rất hèn trong một vài hoàn cảnh của cuộc đời - con người đó định nói lời đoạn tuyệt với người tình. Và thật kỳ lạ, để làm việc ấy, anh lại phải dựa vào ý thức bầy đàn, anh lại cần đến họ, những con người dửng dưng và vui tươi, kín đáo và biết cách quyến rũ, có khi còn thân ái nữa, những con người mà anh gọi là "bạn bè tôi". Ðã ba tháng nay, họ thấy anh hay
cáu kỉnh, dần dần xa rời nàng, trở nên nhẫn tâm, tóm lại, họ thấy anh đang chuẩn bị về mặt tinh thần để bỏ cô nàng Inge chán ngắt kia.
Nàng Inge chán ngắt trong một thời gian dài từng là một trong
những vị "khách nữ đẹp nhất của thành Rome", thêm nữa, như đám bạn bè của anh nói
một cách tự hào, nàng là một trong những người tình đẹp nhất của Luigi.
Nhưng hai năm đã trôi
qua, các mốt và những gì nữa chỉ có trời biết cũng đã trôi qua, giờ đây, trong
lòng đầy bực bội, Luigi chở trong xe mình nàng Inge vẫn xinh đẹp như xưa nhưng điều đó chẳng thay đổi được gì - tới buổi tiệc cocktail này, buổi cocktail vĩnh biệt. Nói thật ra anh không hiểu rõ lắm tại sao anh lại muốn cắt đứt với nàng đúng vào tối nay, anh cũng không hiểu tại sao tất cả mọi người đều phải biết chuyện đó. Dù sao, nắm chắc tay lái chiếc xe mui trần chạy rất nhanh của mình, với dây đai an toàn, không cài nằm ở bên cạnh, anh vội vã thẳng tay
ném người tình của mình cho bầy thú dữ. Nói một cách khác, anh định bỏ nàng, nhưng muốn làm điều đó thật ồn ào để không thể nào sửa chữa lại được nữa. Anh không phải là người kém cỏi, nhưng anh cảm thấy có một cái gì đó giống như sự sợ hãi trước sự cô đơn, anh dường như có thói quen phải luôn cùng với một ai đó và có một nhu cầu sâu sắc, tuyệt vọng đến tận tâm can, cần được những người khác tán thành hành vi của anh. Những người khác ấy, dù họ đần độn hay chín chắn, tàn nhẫn hay dịu hiền, dù họ là nạn nhân hay là những kẻ săn đuổi, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng phải là "những người khác", những người lang bang hàng giờ trên các con đường trong thành phố của họ - thành Rome. Họ là những bệnh nhân do chính họ, bị đầu độc bởi bản thân, đung đưa trên mũi nhọn giữa các thói xấu của họ.
Inge bước vào thế giới ấy như một thứ đồ vật đẹp - tóc vàng, mắt xanh, chân dài, cực kỳ nền nã, -
nàng lập tức trở thành đối tượng của một cuộc đua tranh giống như một cuộc thi đấu để giành giải nhất. Và Luigi, kiến trúc sư ở Rome, ba mươi tuổi, với một quá khứ đẹp, một tương lai đẹp, đã đoạt cái giải nhất ấy - anh đã đưa nàng về nhà anh trên chiếc giường của anh, nó làm cho nàng bật ra những lời lẽ - thậm chí cả những tiếng kêu -
của tình yêu. Anh đã buộc người đàn bà phương Bắc tiếp nhận anh, người đàn ông phương Nam.... Nhưng thời gian, cái thời gian tuyệt diệu và hăng say mau chóng trôi qua - Inge bắt đầu cảm thấy buồn. Tên những thành phố thân thuộc - Stockholm, Goteborg ngày càng hay bật ra từ miệng nàng
trong các câu chuyện ít ỏi (Luigi làm việc nhiều). Giờ đây, ném về phía nàng cái nhìn của kẻ phản bội, cái
nhìn của Lago, anh thấy ngạc nhiên với chính mình và cảm giác ấy khiến anh lo ngại. Thế là hết tất cả. Cái hình trông nghiêng kia, cái tấm thân kia, cái số phận kia,
anh sẽ rời bỏ sau một hoặc hai tiếng đồng hồ nữa mà rốt cuộc chưa biết người phụ này. Bấy giờ nàng sẽ làm gì? Ðương nhiên là nàng sẽ không tự tử. Chắc hẳn nàng sẽ tới một thành phố khác của nước Ý, hoặc nàng sẽ đi Paris, và rất ít khả năng nàng sẽ nhớ anh, còn anh sẽ nhớ nàng. Họ "ở chung" cùng sống với nhau như hai hình ảnh của mode, như hai hình bóng được vẽ nên không phải bởi chính bản thân họ, mà là bởi xã hội họ đang sống. Trên thực tế, họ sắm một vai kịch không có sân khấu kịch, một vai trò châm biếm không có bức tranh chấm biếm, một vai trò tình cảm không có tình cảm. Tất cả mọi chuyện đều tốt trong việc Lugi có một người tình là một phụ nữ trẻ tên Inge. Và tất cả mọi chuyện cũng đều tốt đẹp trong việc họ ham muốn nhau, chịu đựng nhau rồi chia tay nhau sau vài năm quan hệ... Nàng
ngáp nhẹ một cái, ngoảnh sang anh và bằng một giọng bình thản hơi lơ lớ, đã hai ngày nay khiến anh phát cáu, nàng hỏi: "Tối nay sẽ có những
ai?". Và khi anh mỉm cười gượng gạo, đáp: "Vẫn những người ấy" - đột nhiên nàng có vẻ hơi thất vọng. Có thể nàng đã hiểu rằng quan hệ giữa hai người đang sắp kết thúc, có thể chính bản thân nàng cũng bắt đầu xa rời anh, lảng tránh anh... Nghĩ thế, bản năng kẻ đi săn thức dậy trong
Luigi. Anh nghĩ rằng nếu muốn, anh sẽ là tất cả đối với nàng: là người bảo vệ, người an ủi, người bố của cả một chục đứa con nàng, anh sẽ giấu nàng khỏi thế giới và thậm chí - tại sao lại không nhỉ? - anh sẽ có thể yêu nàng. Nghĩ tới cái giả định cuối cùng này, anh cười lên vài tiếng, nàng quay sang anh:
- Anh vui lắm phải không?
- giọng nàng
khiến anh ngạc nhiên.
Dù sao chăng nữa, anh tự nhủ khi đi qua quảng trường Tây Ban Nha, dù sao chăng nữa, chắc nàng cũng có
nghi ngờ gì đó. Linh cảm phụ nữ mà... Và đột nhiên, anh cảm thấy bình tĩnh hơn một chút. Anh chẳng có gì phải tự trách mình lắm, anh không phủ nhận phẩm chất của nàng, nàng luôn ở bên anh - trên các bãi biển, trong các ngôi nhà nghỉ ở ngoại ô,
trong các dạ hội, anh đã làm tình với nàng đầy đủ, anh luôn sẵn sàng bảo vệ nàng về mặt thể lực, và cũng về thể lực, mặc dù bằng cách khác, anh luôn sẵn sàng tấn công nàng. Dù không bao giờ nàng trả lời anh một cách trực tiếp, dù hai
người thỉnh thoảng ắm mới nói "em yêu anh", "anh yêu em", và tiếng
"yêu" đó nặng về tình dục hơn là về tình cảm, điều ấy không quan trọng. Như Guido và Carla nói với anh qua điện thoại, bây giờ cắt đứt với nàng là đúng lúc: anh đã ù lì ra trong chuyện này rồi. Một người đàn ông quyến rũ như anh, đẹp trai và độc đoán như anh lẽ ra không nên quẩn quanh những hơn hai năm với cái cô người mẫu Thuỵ Ðiển này. Mà họ... ồ, anh có
thể tin họ, vì anh biết rõ anh. Họ biết anh rõ hơn cả anh biết chính anh. Ý nghĩ ấy đã chi phối anh từ ban nãy, mà đâu phải hôm nay, mà từ hồi anh mới mười lăm tuổi...
Toà nhà biệt thự sáng trưng ánh đèn. Với cái nhếch mép giống như một nụ cười buồn, Luigi nghĩ rằng kỷ niệm cuối cùng của Inge về Rome sẽ là kỷ niệm về cảnh hoa lệ của dạ hội này. Các bậc thềm mòn vẹt vàng vàng kia rồi, còn ở phía trong là những người phụ nữ ăn mặc rất sang và những người đàn ông rõ ràng sẵn sàng lột trần họ ra. Khi anh nắm lấy tay Inge để vào cửa, anh có một cảm giác khó chịu như thể anh đưa ai đó tới chỗ chết hoặc đưa ai đó ngây thơ vào chiếu bạc hoặc vào ổ gian phi, mà người ấy không hề hay biết. Trong nháy mắt Carla đã "xông vào" họ (nói thế đúng hơn là ở trước mặt họ). Cô ta
cười, suồng sã nhìn Inge và anh.
- Hai bạn yêu quý, - cô ta nói,- tôi cứ lo là
hai bạn không đến.
Tất nhiên anh hôn cô ta, Igne cũng vậy, rồi họ đi qua
gian sảnh. Anh biết rõ Rome và các salon, một số người vội vã nhường lối cho anh, một số khác tụ tập thành từng nhóm, và điều này xác nhận ý nghĩ của anh: tất cả những con người này đều biết chuyện của anh, tất cả đều chờ họ đến và đều biết rằng tối nay Luigi định cắt đứt - theo phong cách vui vẻ và gây ấn tượng - với người tình của anh, Inge người Thuỵ Ðiển, một cô nàng xinh đẹp ghê gớm nhưng lại đã ở bên anh lâu ghê gớm. Nàng hình như không nhận thấy gì. Nàng tì tay vào tay anh, chào hỏi bạn bè, tiến về phía
buffet, và cũng như những lần khác, nàng sẵn sàng ăn, uống, khiêu vũ, rồi sau đó - khi về nhà - nàng yêu anh không hơn không kém. Nhưng bỗng anh có
cảm giác cái "không kém" ấy bao giờ cũng hiện diện ở những buổi dạ hội như thế này, còn
cái "không hơn" thì anh phải thúc đẩy. Inge hững hờ uống cạn ly rượu, và Carla gợi ý nàng uống ly thứ hai. Dần dần, như trong một vở ba lê vừa tồi tệ vừa tàn ác, đám bạn bè đứng thành một hình bán nguyệt trước mặt hai người. Họ chờ, họ chờ cái gì? Có phải thế? Thật lòng anh cũng không biết tại sao vào buổi tối mùa hè nặng nề này anh lại phảigiải thích gì đó cho những cái mặt nạ kia (vừa gần gũi lại vừa không có bản sắc), rằng anh cần phải bỏ Inge, ngay lập tức. Anh nhớ lại lời họ: "Cô ấy không cùng chủng loại với chúng ta", nhưng nhìn kỹ cái
"chủng loại" đang bao quanh một mớ lộn nhộn những chó núi, chim kền kền và gà vịt, anh tự hỏi những lời ấy có trùng với các ý nghĩ của anh? Thật kỳ lạ, rõ ràng là từ khi anh biết cô gái Thuỵ Ðiển tóc vàng trẻ trung xinh đẹp, cao giá nhưng đã được anh "thuần hoá" này, đây là lần đầu tiên anh cảm thấy mình đứng về phía nàng. Giuseppe đến, vẫn đẹp trai và vui tươi như mọi khi. Anh ta hôn tay Inge bằng một cử chỉ rất kịch, và
Luigi chợt thấy cái cử chỉ ấy sao mà phô trương quá. Sau đó Aldo tới. Lúng túng, anh ta nói với Inge rằng ngôi
nhà nhà nông thôn của anh ta ở gần Aoste bao giờ cũng sẽ đẹp thêm nếu nàng đến đó (Aldo nhiều khi đẩy nhanh các sự kiện). Tiếp đó lá Marina, nữ thần thực sự của những nơi này. Cô ta đặt một tay lên tay áo Luigi, tay kia lên bờ vai trần của Igne.
- Trời, - cô ta nói - anh chị cả hai đều đẹp quá. Ðúng là anh chị sinh ra để dành cho nhau...
Ðám đông, như người ta nói ở Tây Ban Nha, nín thở, cuộc đấu bò bắt đầu. Nhưng con bò, tức là nàng Inge chán ngắt, mỉm cười. Rõ ràng mọi người chờ đợi ở Luigi một lời ám chỉ, một trò vui nhộn. Nhưng anh im lặng cả khi bàn tay anh làm một động tác đại ý có nghĩa là "gượm chút đã". Carla hơi thất vọng, cô ta đã được anh hứa là sẽ có một vở bi hài kịch, là tối nay anh sẽ cắt đứt với Inge, nhưng không nói rõ ở đâu.... Cô ta liền tấn công:
- Trời nóng nực quá, -
cô ta nói.- Inge yêu quý, tôi hiểu rằng mùa hè ở nước chị dịu hơn ở đây nhiều. Và nếu tôi nhớ đúng, thì Thuỵ Ðiển hình như phương Bắc, đúng không chị.
Giuseppe, Marina, Guido và những người khác cười phá lên. Còn Luigi nhìn họ và nghĩ: có gì
buồn cười đâu trong chuyện Thuỵ Ðiển ở phía Bắc so với nước Ý. Anh thoáng nghi ngờ rằng Carla không hóm hỉnh như lời đồn đại. Anh cố gạt ý nghĩ ấy đi như gạt bỏ một ý nghĩ xấu.
- Ðúng, tôi nghĩ Thuỵ Ðiển ở phía Bắc so với nước Ý, - Inge trả lời bằng giọng lơ lớ vẫn làm cho tất cả những gì nàng nói đều trở nên nhạt nhẽo, nhưng chắc hẳn đối với ai đó nghe lại rất buồn cười, vì đám đông đứng bên buffet cười vang lên. "Chắc tại vì thần kinh họ căng thẳng, -
Luigi nghĩ - họ chia tay với nàng bằng thứ ngôn ngữ bẩn thỉu, mà thôi... mình phải làm một điều gì chứ nhỉ".... Khi đó Inge ngước đôi mắt màu tím nhạt về phía anh - vì nàng có đôi mắt màu tím
nhạt và đó là một trong những lý do nặng ký khiến nàng thành công ở Rome ngay sau khi tới đây - và nàng nói những lời kỳ lạ đối với nàng, tất cả những ai đang dỏng tai lên đều nghe thấy, mà tất cả mọi người thì đều dỏng tai:
- Luigi, em thấy buổi dạ hội này
chán lắm. Anh đưa em đến chỗ khác được không?
Như thể có một tiếng sét từ trên trời đánh xuống, những tiếng pha lê
vang lên, tất cả mọi người như biến đâu mất hết và Luigi chợt hiểu. Hai người chăm chú nhìn nhau, trong đối mắt người phụ nữ, tím biếc và tuyệt đối chân thành, không phải là một câu hỏi ngây thơ, mà là một sự khẳng định vô điều kiện, ý muốn nói: "Em yêu anh, anh ngốc ạ". Và cũng bằng cách ấy, trong đôi mắt nâu của người đàn ông mệt mỏi của
Rome
là một câu hỏi ngây thơ, nam tính và trẻ con: "Thật thế sao?". Và tất cả đều bị lộn ngược. Khung cảnh, mọi người, các ý tưởng, các chương trình và cả phần kết cục buổi dạ hội. Các "bạn bè" bỗng bị treo ngược lên trần, giống như những con dơi mùa đông. Ðám đông giãn ra không phải để làm gì
khác, mà chỉ để mở một con đường chiến thắng ra chỗ chiếc ôtô mui trần. Và Rome vẫn đẹp như mọi khi. Và Rome là ở trong Rome, và tình yêu là ở trong Rome.
=END=
**********************************